Trang chủ»Du lịch

Du lịch

Việt Nam có nhiều Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

Nhã nhạc Cung đình Huế trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2008. Sau 12 năm, Việt Nam hiện có 13 Di sản văn hóa phi vật thể được toàn cầu công nhận.



Ảnh: vietnamnet.vn

Làn điệu hát Then của dân tộc Tày, Nùng và Thái là Di sản văn hóa phi vật thể gần đây nhất được UNESCO công nhận. Được vinh danh vào năm 2019, đây là một trong hai Di sản văn hóa phi vật thể, bên cạnh Ca Trù, phổ biến ở phía Bắc Việt Nam. Làn điệu hát Then phổ biến ở 11 địa phương vùng núi phía Bắc.

Làn điệu dân ca Then là một nghi thức quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc Tày, Nùng và Thái, phản ánh sự gắn kết của họ với tự nhiên và vũ trụ. Phong tục văn hóa ca múa nhạc của họ kết nối chặt chẽ với nhau trong những ca khúc Then, được truyền cho các thế hệ trẻ với các “thầy Then” là người chủ đạo.

Lã Viết Mạnh, chuyên gia về làn điệu Then nổi tiếng ở huyện Lạng Sơn, cho biết: “Những ca từ trong làn điệu Then được hát để cầu nguyện cho sức khỏe và sự trường thọ của mọi người. Tôi đã học làn điệu Then từ tổ tiên của mình, và những làn điệu này là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của dân tộc. Nó là biểu tượng cho văn hóa của chúng tôi và khuyến khích chúng tôi sống thân thiện và trung thực với mọi người.”

Năm 2017, UNESCO đã công nhận nghệ thuật Bài Chòi là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bài Chòi thường được thấy trong lễ hội mừng xuân và giống như một trò chơi, sử dụng những lá bài trong những túp lều. Nghệ thuật này có mặt ở 9 vùng miền, được tổ chức nhiều nhất ở miền Trung Việt Nam.

Những ca khúc Bài Chòi được mang vào cuộc sống thường nhật nhờ những người dân với mục đính giải trí. Những ca khúc đã phát triển thành thể loại nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo ở miền Trung. Tục ngữ và thơ ca được hát trên nền nhạc dân gian, phản ánh phong tục tập quán địa phương, những hoạt động thường nhật, những câu chuyện tình yêu đôi lứa, và những bài học cuộc sống.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu Bài Chòi là sự kết hợp sáng tạo và thú tiêu khiển sử dụng âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. “Những ca khúc Bài Chòi được hát lên để sẻ chia cảm xúc, kiến thức và kinh nghiệm sống. Những ca khúc này nuôi dưỡng sự tử tế và lòng yêu nước của con người, đồng thời phê phán các tệ nạn xã hội để phấn đấu vì cuộc sống tốt đẹp hơn. Bài Chòi là một trong số ít loại hình nghệ thuật giải trí mang con người lại gần nhau hơn.”

Đờn ca Tài tử là một dòng nhạc phổ biến ở phía Nam Việt Nam và được UNESCO công nhận vào năm 2013. Thể loại nhạc này xuất hiện ở hầu hết vùng đồng bằng sông Cửu Long, và là sự kết hợp giữa dòng nhạc cung đình Huế và dòng nhạc dân gian nhẹ nhàng ở khu vực miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đờn ca Tài tử đại diện cho đức tính siêng năng, trung thực, can đảm và tốt bụng của con người nơi đây.

Đờn ca Tài tử đã được nhìn nhận, có sức hấp dẫn và thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Ví dụ như Đặng Hồng Trúc, người chiến thắng cuộc thi Đờn Ca Tài Tử năm 2019.

Trúc cho biết: “Đờn ca Tài Tử là một phần trong cuộc sống của tôi. Mặc dù nhiều người nghĩ về nó như một loại nhạc đã lỗi thời, tôi vẫn cảm thấy Đờn ca Tài Tử vẫn thật quyến rũ. Đờn ca Tài Tử vẫn là nguồn giải tỏa tinh thần tuyệt vời cho tôi.”

Một số lượng lớn Di sản văn hóa phi vật thể là minh chứng cho nền văn hóa nhiều màu sắc, kết nối xã hội mạnh mẽ và sự tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của Việt Nam. Việt Nam đang cố gắng để thực hiện quy ước UNESCO năm 2003 để bảo vệ những Di sản văn hóa phi vật thể.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán