Trong rất nhiều bình đựng các loại thực phẩm và thuốc, người ta thường cho vào trong đó các túi có chứa chất hút ẩm. Chất hút ẩm là loại vật chất gì? Vì sao có thể giúp vật phẩm luôn khô ráo?
và dược phẩm, nó còn được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, trong bảo quản và nghiên cứu khoa học. Chất hút ẩm thường dùng trong bảo quản thực phẩm và dược phẩm có silicic acid, calcium chloride, calcium oxide, montmorillonite, …Những chất hút ẩm khác có sodium sulfate khô, calcium sulfate khô (thạch cao), đá kiềm (hỗn hợp chất gồm calcium hydroxide và calcium oxide), diphosphorus pentoxide và zeolit, ...
Chất hút ẩm thông qua hấp thụ hơi nước xung quanh để đạt được hiệu quả hút ẩm. Nguyên lí hấp thụ nước của chất hút ẩm có thể chia thành hai loại: hấp thụ vật lí và phản ứng hóa học với nước. Chất hút ẩm phản ứng hóa học với nước có chất hình thành hợp chất ngậm nước, có chất phản ứng không thuận nghịch với nước. Chất hút ẩm hấp thụ vật lí tạo thành hợp chất ngậm nước có thể đun nóng làm bay hơi nước để tái sử dụng. Tuy nhiên, phải đun nóng đến nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với điểm sôi của nước thì mới khiến cho nước trong chất hút ẩm bay hơi. Trong khi đó chất hút ẩm phản ứng không thuận nghịch với nước như calcium oxide, diphosphorus pentoxide sau khi hấp thụ nước thì không thể dùng phương pháp đơn giản để tái sinh.
Khả năng hút ẩm của chất hút ẩm có liên quan đến 3 yếu tố. Một là, mỗi gam chất hút ẩm có thể hấp thụ bao nhiêu nước; hai là tốc độ hút ẩm, ví dụ như hút thể khí, yêu cầu cần phải có tốc độ hút ẩm đủ nhanh; ba là bộ phận nước còn sót lại hoặc áp suất hơi nước trong không khí xung quanh các thể cần hút ẩm. Nước còn sót lại trong các thể cần hút ẩm càng nhỏ hoặc áp suất hơi nước càng thấp thì chứng tỏ khả năng hút ẩm của chất hút ẩm càng mạnh. Khả năng hấp thụ nước của chất hút ấm có mạnh đến đâu cũng không thể loại bỏ 100% nước, cho dù tăng liều lượng sử dụng chất hút ẩm chưa chắc đã giúp hấp thụ nước triệt để hơn.
Khi lựa chọn chất hút ẩm, cần phải xem xét đến việc nó phải không thể phản ứng hóa học với chất được hút ấm. Nếu chất cần hút ẩm ở thể khí hoặc lỏng, thì không thể dùng chất hút ẩm có tính kiềm.
Rất nhiều phản ứng hóa học cần được tiến hành trong điều kiện môi trường không có nước đặc biệt nghiêm ngặt, vì thế trước khi phản ứng cần xử lý hút ẩm nguyên liệu và các vật dụng. Khi phản ứng, vật dụng chứa phản ứng cần được liên kết với khí quyển qua một tháp hút ẩm, để đảm bảo cách biệt với hơi nước trong môi trường.
Có thể thấy, việc lựa chọn sử dụng chất hút ẩm nào cần phải tính toán chi tiết rất nhiều nhân tố mới có thể quyết định.
Phan Thị Ngọc Trinh
Giáo viên Hóa học - Trường Quốc tế Á Châu