Mở đầu đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, Nguyễn Du giới thiệu:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”
Tố là trắng. Nga là đẹp. Bài Nguyệt phú của Tạ Trang có lời chú: "Thường Nga thiết dược bôn nguyệt; nguyệt sắc bạch, cố vân Tố Nga" (Thường Nga lây trộm thuốc tiên, thoát lên cung trăng; mặt trăng sắc trắng cho nên nói là Tố Nga). "Thần Tiên truyện" chép rằng: Thường Nga là vợ Hậu Nghê.. Hậu Nghệ xin thuốc trường sanh của bà Tây Vương Mẫụ Hậu Nghệ là người tính tình không tốt, hay làm việc phản bạn, Thường Nga khuyên chồng mãi mà không được. Nàng giận thừa cơ uống trộm thuốc tiên và bay lên cung trăng. Lại có truyền thuyết nói rằng vua Đường Minh Hoàng (tức Đường Huyền Tông) lên chơi nguyệt điện thấy có mười người con gái mặc toàn trắng và cỡi hạc trắng múa hát; cho nên nhà vua dùng chữ Tố Nga để chỉ mặt trăng và cũng để chỉ người con gái đẹp.
Cao Đào Phương Mai
Giáo viên Văn học - Trường Quốc tế Á Châu