Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
Phép phân tích là gì?
Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu….và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
Phép Tổng hợp là gì?
Là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
Đề: Thế nào là học qua loa, đối phó. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó và nêu lên những tác hại của nó?
1/Thực hành phân tích một vấn đề.
a. Học qua loa các biểu hiện sau:
+ Học không đầu, không đuôi, không đến nơi đến chốn, cái gì cũng biết nhưng không có kiến thức cơ bản…
+ Học cốt để khoe bằng cấp, chỉ quen “ nghe lõm, học mót, nói dựa, ăn theo”, không dám bày tỏ chính kiến của mình.
b. Học đối phó:
+ Học cốt để thầy cô không quở trách, cha mẹ không rầy la. Đối phó với việc trước mắt như thi cử, kiểm tra.
+ Học đối phó nên kiến thức phiếm diện, nông cạn, hời hợt… không hứng thú, chán học, hiệu quả thấp.
c. Bản chất:
+ Hình thức học tập: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi, bằng cấp ……
+ Không có thực chất: Đầu óc rỗng tếch, hỏi cái gì cũng không biết, làm việc gì cũng hỏng.
d. tác hại:
+ Đối xã hội: trở thành gánh nặng lâu dài về nhiều mặt như kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
+ Đối với bản thân: không hứng thú học tập, hiệu quả học tập ngày càng thấp.
2/Thực hành tổng hợp:
Nêu tổng hợp tác hại của lối học đối phó nhận định, tổng hợp
=> Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy việc học làm mục đích chính. Lối học đó chẳng những làm cho người đọc mệt mỏi, mà còn không tạo ra được nhân tài đích thực cho đất nước.
Hồ Thị Thu Hương
Giáo viên Văn học - Trường Quốc tế Á Châu