* Bromine nguyên tố Br₂ là chất lỏng, dễ bay hơi và độc. Trong phòng thí nghiệm thường gặp "nước bromine" và "dung dịch bromine" là Br₂ được hòa tan trong các dung môi để hạn chế bay hơi và độc tính.
* Về dung môi: Như chúng ta đã biết dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
- Nước bromine: dung môi là nước. Độ tan trong nước ở 25°C: 33,6g/L (tan tốt)
- Dung dịch bromine: dung môi là các hợp chất trơ như CHCl₃ (chloroform) hay CCl₄ (carbon tetrachloride)
* Về thành phần:
- Nước bromine: khi hòa tan Br₂ vào nước xảy ra cân bằng: Br₂ + H₂O ⇌ HBr + HBrO. Tồn tại các thành phần: Br₂, HBr, HBrO cùng H₂O.
- Dung dịch bromine: chỉ tồn tại đơn thuần cấu tử Br₂, dung môi trơ không tham gia vào các phản ứng.
* Về tính chất: Chính bởi thành phần khác nhau khiến tính chất của "nước bromine" và "dung dịch bromine" có sự khác nhau. Một số ví dụ:
- Phản ứng với alkene:
CH₂=CH₂ + Br₂/CCl₄ → BrCH₂CH₂Br (1,2-dibromoaethane)
CH₂=CH₂ + Br₂/H₂O → BrCH₂CH₂Br (1,2-dibromoaethane) + HOCH₂CH₂Br (2-bromoethanol)
- Phản ứng oxid hóa aldehyde:
HCHO + Br₂/CCl₄ → không phản ứng
HCHO + Br₂ + H₂O → HCOOH (formic acid) + 2HBr
Nguyễn Như Mai Hương
Giáo viên Hóa học - Trường Quốc tế Á Châu