Khi trẻ lên lớp 3, khối lượng bài tập về nhà rất nhiều và trẻ vẫn còn rất nhiều điều phải học. Các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ thực hiện quá trình chuyển đổi bằng cách hiểu được khả năng tiếp thu của chúng.
Jean Piaget, nhà tâm lý học biên soạn lý thuyết về sự phát triển nhận thức vào cuối những năm 1920, đã tạo ra một danh sách các giới hạn trí tuệ cho nhiều nhóm tuổi khác nhau. Theo Piaget, dưới đây là những điều học sinh lớp 3 có thể hiểu:
- Học sinh lớp 3 có thể hiểu nhiều khía cạnh của một vấn đề. Điều này có nghĩa là các em có thể giải quyết một bài toán với cả phép cộng và phép trừ và sẽ không bị nhầm lẫn.
- Học sinh lớp 3 có thể hiểu các biểu tượng liên quan đến sự vật và sự việc cụ thể. Ví dụ, dấu trừ có nghĩa là phép trừ và có thể áp dụng chúng khi thích hợp.
- Học sinh lớp 3 có thể suy nghĩ logic, mặc dù chúng vẫn có thể đưa ra những kết luận. Bạn có thể hiểu được những ý tưởng giàu trí tưởng tượng nhất của chúng.
- Học sinh lớp 3 có thể thay đổi suy nghĩ của mình. Các em có thể làm theo các bước lập luận ban đầu sau đó phân tích lại để tìm ra sai sót và có thể sẽ thay đổi suy nghĩ. Đây là bước phát triển quan trọng của trẻ khi học toán.
- Học sinh lớp 3 đang trong quá trình bước ra khỏi giai đoạn tự coi mình là trung tâm. Nhưng nếu có một chút suy nghĩ “thế giới xoay quanh tôi” ở trẻ thì cũng đừng quá lo lắng. Bạn càng để trẻ tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là trẻ em, thì chúng sẽ càng bước ra khỏi giai đoạn này nhanh hơn.
- Một học sinh lớp 3 có thể nhận biết được sự khác biệt về số lượng, chiều dài, khối lượng và chất khi so sánh hai đối tượng. Nếu các em được xem ai đó phá vỡ đất sét thành những mảnh nhỏ và sau đó đặt các mảnh lại với nhau thì chúng sẽ nhận ra đó vẫn là đất sét.
Đình Phú
(Lược dịch)