Vấn nạn bắt nạt ngày càng phổ biến ở trẻ em và nó trở thành một trong những mối lo ngại của những bậc phụ huynh.
Ảnh: www.parents.com
Dưới đây là một vài cách giúp bạn tìm ra con mình liệu có bị bắt nạt hay không và giúp trẻ đối phó khi bị bắt nạt ở trường.
Trò chuyện với trẻ mỗi ngày
Bạn nên tìm thời điểm thích hợp và đặt những câu hỏi mở. Tiến sĩ Pepler gợi ý bậc cha mẹ những câu hỏi như: “Điều tốt nhất trong ngày của con là gì? Điều gì tệ nhất là gì? Giờ ra chơi con thường làm gì?” Bạn hãy tâm sự và con bạn sẽ chia sẻ thật lòng.
Nhận biết các dấu hiệu bị bắt nạt
Quần áo bị xé rách, mất đồ, xin thêm tiền ăn trưa, bỏ học, và không muốn đến trường đều có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bắt nạt. Trẻ có thể viện cớ bị đau đầu hoặc đau bụng để tránh việc đi học vì bị căng thẳng tác động. Đôi khi, trẻ có thể buồn rầu, tức giận và bị mất ngủ.
Con bạn không thể giải quyết vấn đề một mình
Tiến sĩ Pepler nói: “Việc cha mẹ thường nói với trẻ rằng hãy đối mặt với kẻ bắt nạt và nói rằng con không thích những gì đang xảy ra. Nhưng có lẽ điều này trẻ đã cố gắng từng ngày và không thành công, nếu con bạn có thể giải quyết vấn đề một mình thì chúng đã làm được rồi. Nếu tình huống liên quan đến trêu chọc hơn là bắt nạt nghiêm trọng, hãy nói về những cách đối phó mà con bạn có thể thực hiện.”
Tiến sĩ Ross giải thích: “Những người trêu chọc đều muốn thấy nạn nhân của họ khóc hoặc chạy đi. Đó là thưởng phạt, làm kẻ trêu chọc thấy mình mạnh mẽ.” Hãy dạy cho trẻ bình tĩnh và phản kháng lại với những trò trêu ghẹo ngốc nghếch đó.
Đừng ngần ngại liên lạc với trường
Nếu việc bắt nạt không có dấu hiệu dừng lại, bạn hãy tìm hiểu những người liên quan và báo nhà trường biết. Trẻ thường không muốn cha mẹ “nói” về việc bị bắt nạt, điều quan trọng là giáo viên phải biết để họ có thể giữ an toàn cho học sinh và con em mình.
Hãy trấn an trẻ
Trẻ bị bắt nạt thường tự ti. Do đó, hãy cho trẻ biết là bạn yêu trẻ và cho chúng biết trẻ không đáng để bị đối xử như thế; kẻ bắt nạt là người có lỗi.
Thanh Thiên
(Lược dịch)