Giống như nhiều bậc cha mẹ của trẻ mới biết đi, bạn có thể thấy chính mình đang ở trong tình trạng bực bội khi cố gắng tìm ra những tín hiệu của con mình.
Mặc dù ở tuổi lên 2, trẻ biết khoảng 200 từ nhưng chúng chỉ sử dụng 50 từ. Điều này có nghĩa là phần lớn thời gian bạn phải dựa vào ngôn ngữ cơ thể của trẻ để biết được cảm giác hoặc mong muốn của chúng.
Ảnh: www.parents.com
Những đứa trẻ thường sử dụng các tín hiệu im lặng để giao tiếp. Sau đây là những cách để giải mã ngôn ngữ cơ thể của trẻ.
Trẻ khoanh tay trước ngực khi đứng trước một món đồ chơi mới
Bạn nghĩ: Con không thật sự thấy hứng thú với món đồ chơi mới.
Nhưng nó có ý nghĩa: Con cảm thấy hơi lo và sợ hãi.
Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Patti Wood, tác giả của quyển sách Success Signals cho biết: “Thật khó tin, nhưng một cử chỉ nhỏ có đến hơn 67 cách giải thích. Đối với một đứa trẻ mới biết đi, nó chắc chắn là dấu hiệu cho thấy trẻ cảm thấy không thoải mái.” Ví dụ như trẻ có thể không biết nói: “Con không muốn con ngựa gỗ không quen này gần con”, nhưng chúng có thể khoanh tay trước ngực nhằm tạo ra rào chắn bảo vệ. Trẻ em ở độ tuổi này thích khám phá những điều mới mẻ, vì vậy nếu trẻ có vẻ không quan tâm đến điều gì đó, thì bắt buộc chúng phải có sự can đảm để tìm tòi.
Nếu trẻ do dự để thử con ngựa gỗ mới, hãy đưa cho trẻ. Sau đó, bạn có thể khuyến khích trẻ chơi lại bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể của bạn cho thấy bạn thích món đồ chơi đó. Di chuyển nó chậm bằng tay, hoặc cưỡi nó bằng cách đứng trên nó và nói: “Trò này thật vui!” Nhưng đừng bắt trẻ phải chấp nhận điều đó, điều đó có thể làm cho nỗi sợ của trẻ nhiều hơn và dẫn đến giận dữ. “Khi trẻ cảm thấy an toàn và tò mò, trẻ sẽ sẵn sàng thử,” Wood giải thích.
Thay vì chào hỏi dì Sara, con bạn lại kéo áo của bé qua khỏi đầu.
Bạn nghĩ: Con không muốn thấy mặt dì ấy.
Nhưng nó có ý nghĩa là: Con không muốn dì ấy thấy con.
Phản ứng của trẻ có lẽ mạnh mẽ. Trước tiên, hãy cố nhìn vào khuôn mặt của trẻ. Nếu trẻ mỉm cười, có lẽ cô bé chỉ đùa vui.
Tiến sĩ Sossin nói: “Nhưng nếu trẻ không vui, trẻ đang có cảm giác thận trọng trong mọi việc. Trẻ đang phải đối phó với rất nhiều cảm xúc mới, và chúng không phải lúc nào cũng biết cách thể hiện chúng”. Bạn đừng tỏ vẻ nghiêm trọng. Bạn chỉ nói: “Ồ, cô ấy hơi nhút nhát,” để tránh tạo ấn tượng về hành vi của con bạn trước mặt người khác.
Thanh Thiên
(Lược dịch)