Chatbot (hay còn được gọi là Chatterbot) là một chương trình máy tính mô phỏng các cuộc trò chuyện của con người thông qua văn bản hoặc tương tác bằng giọng nói. Người dùng có thể đặt câu hỏi cho chatbot hoặc đưa ra một mệnh lệnh và chatbot sẽ trả lời hoặc thực hiện các yêu cầu.
Chatbot có thể được coi là người phát ngôn cho trí tuệ nhân tạo (AI). Đó là một dạng AI thường được đưa vào sử dụng tại các các bộ phận bán hàng và dịch vụ của những doanh nghiệp và trong thị trường ứng dụng và thiết bị tiêu dùng.
Chức năng hoạt động
Các chatbot như ELIZA và PARRY là những ứng dụng tiên phong có thể khiến con người thực sự nghĩ rằng họ đang trò chuyện với một người khác. Hiệu quả của PARRY được chuẩn hóa vào đầu những năm 1970.
Chatbot đã có một chặng đường phát triển kể từ đó. Chúng được xây dựng dựa trên công nghệ AI, bao gồm cả việc nghiên cứu sâu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và các thuật toán học và đòi hỏi một lượng lớn dữ liệu.
Chatbot có 2 loại: phi trạng thái và có trạng thái. Chatbot phi trạng thái tiếp cận với người dùng như thể họ là những người lần đầu sử dụng dù họ đã từng tương tác với chatbot. Chatbot có trạng thái tinh vi hơn; nó có thể xem xét các cuộc đối thoại trong quá khứ và phản hồi theo ngữ cảnh mới.
Việc thêm một chatbot vào dịch vụ hoặc bộ phận bán hàng của công ty ngày nay không đòi hỏi nhiều về mã hóa, bởi vì một số nhà cung cấp dịch vụ chatbot cho phép các nhà phát triển xây dựng giao diện đàm thoại cho bất kỳ ứng dụng kinh doanh nào.
Những ứng dụng của chatbot
Chatbot đã được sử dụng trong các ứng dụng nhắn tin tức thời (IM) và các trò chơi tương tác trực tuyến trong nhiều năm nhưng gần đây đã được ứng dụng vào các ngành dịch vụ và bán hàng từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C) và doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B). Nếu bot đủ tinh vi để vượt qua bài kiểm tra Turing, người dùng thậm chí có thể không biết họ đang tương tác với một chương trình máy tính.
Trong ngành bán hàng, chatbot đang được sử dụng để hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến, hoặc bằng cách trả lời các câu hỏi về sản phẩm hoặc cung cấp thông tin hữu ích mà người tiêu dùng có thể tìm kiếm sau này, bao gồm cả giá vận chuyển và tính khả dụng. Chatbot cũng được sử dụng trong ngành dịch vụ, hỗ trợ các công ty trong việc trả lời các yêu cầu lặp đi lặp lại. Khi cuộc trò chuyện trở nên quá phức tạp đối với một chatbot, cuộc hội thoại sẽ được chuyển đến cho nhân viên.
Chatbot cũng được sử dụng như trợ lý ảo - trợ lý đàm thoại giúp con người điều hướng cuộc sống hàng ngày của họ. Apple, Amazon, Google và Microsoft đều có các hình thức trợ lý ảo; các ứng dụng như Siri của Apple và Cortana của Microsoft, hoặc các sản phẩm, như Echo của Amazon với Alexa hoặc Google Home, tất cả đều đóng vai trò chatbot cá nhân.
Đình Phú
(Lược dịch)