Các nhà nghiên cứu đã xác nhận sự tồn tại của một hành tinh đá có tên Proxima b quay quanh Proxima Centauri - ngôi sao gần hệ Mặt Trời của chúng ta nhất. Trong vũ trụ, Proxima b là ngoại hành tinh gần nhất với chúng ta.
Các nhà nghiên cứu cho biết Proxima b nằm trong vùng có thể phát triển sự sống, có nghĩa là nước ở dạng lỏng có thể tồn tại trên bề mặt. Nó là hành tinh có sự sống bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta.
Bề mặt của hành tinh Proxima b
Do vị trí thuận tiện của Proxima b nên các nhà nghiên cứu hy vọng nó sẽ mang đến cơ hội khả thi cho việc thăm dò bằng robot trong những thế kỷ tới.
Proxima Centauri cùng tồn tại với một ngôi sao nhị phân trong Alpha Centauri, đây là hệ thống sao được nghiên cứu rất nhiều nhằm phục vụ như là một người hàng xóm đối với Mặt Trời của chúng ta.
Proxima b chỉ cách hệ Mặt Trời của chúng ta 4.2 năm ánh sáng hoặc 266.000 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Proxima b là một hành tinh đá có kích thước gấp 1.3 lần Trái Đất và quay quanh ngôi sao của nó mỗi 11.2 ngày. Nó nằm trong quỹ đạo chặt chẽ của Proxima Centauri: chỉ 5% khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nhưng vì ngôi sao của Proxima b mát và mờ nhạt hơn Mặt Trời nên nhiệt độ của nó thích hợp để nước ở dạng lỏng tồn tại trên bề mặt mà không bị bay hơi.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng nếu hành tinh này có bầu khí quyển thì nhiệt độ trên bề mặt của nó từ 86 đến104 độ F (31 đến 40 độ C). Nếu không có bầu khí quyển thì nhiệt độ của nó có thể từ -22 đến -40 độ F (-30 đến -40 độ C). Đối với Trái Đất, nếu không có bầu khí quyển thì nhiệt độ sẽ là -20 độ C.
Có vị trí gần với ngôi sao của nó nên Proxima b phải chịu những yếu tố không mấy dễ chịu chẳng hạn như tia cực tím và tia X có cường độ gấp 100 lần những tia mà Trái Đất nhận từ Mặt Trời. Nếu sự sống tồn tại trên hành tinh này, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi các bức xạ này.
Đình Phú
(Lược dịch)