Tài nguyên cát dọc bờ biển sẽ trở nên hữu dụng nhờ công nghệ chế biến cát do Công ty Phan Thành phát minh.
Công nghệ này mang đến hy vọng làm giảm thiểu tình trạng thiếu cát xây dựng hiện tại - Ảnh: english.vietnamnet.vn
Cát biển, sau khi trung hòa ion clo, có thể chuyển đổi thành cát xây dựng đạt tiêu chuẩn TCVN 7570: 2006. Công nghệ này mang đến hy vọng làm giảm bớt tình trạng thiếu cát xây dựng hiện tại.
Phòng thí nghiệm Nghiên cứu ăn mòn và Bảo vệ công trình thuộc Viện Khoa học công nghệ xây dựng đã công bố kết quả thí nghiệm vào giữa tháng 3/2018.
Một mẫu cát mặn được lấy từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với hàm lượng muối (0,35%), sau khi được chế biến và xử lý với công nghệ của nhà phát minh nghiệp dư Võ Tấn Dũng tại TP. Cần Thơ, giám đốc Công ty Phan Thành, hàm lượng ion clo (Cl-) giảm xuống còn 0,018%.
Trước đó, ông Dũng đã nhiều lần thử nghiệm công nghệ trên các mẫu cát lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sông Ka Long ở Móng Cái (Quảng Ninh), Ninh Thuận, Phú Quốc, Thị Vải - Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ, Phân viện vật liệu xây dựng miền Nam và Viện khoa học và công nghệ xây dựng đều ghi nhận chất lượng cát sau chế biến đạt tiêu chuẩn cát xây dựng, đặc biệt là hàm lượng Cl-.
Cụ thể, cát biển từ cửa sông Ka Long có hàm lượng ion clo 0,24% sau khi xử lý qua máy rửa cát, kết quả kiểm định của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Cần Thơ, hàm lượng Cl- là 0,007%. Thấp hơn tiêu chuẩn cát Việt Nam TCVN 7570:2006 14 lần. Và cát từ Bình Thuận, sau khi xử lý, có hàm lượng ion clo 0,005%, thấp hơn 10 lần so với tiêu chuẩn Việt Nam, theo Viện khoa học và công nghệ xây dựng.
Ông Nguyễn Đức Thắng - chuyên gia Viện khoa học và công nghệ xây dựng cho biết, cát nhiễm mặn chỉ sau hai công đoạn rửa bằng máy rửa cát của ông Dũng, hàm lượng ion clo đã giảm đến ngưỡng có thể dùng cho kết cấu bê tông cốt thép.
Máy không chỉ làm sạch cát mà còn phân loại cát. Loại cát được rửa nhiều nhất là vữa xây dựng vì nó chứa bùn và chất hữu cơ.
Đình Phú
(Lược dịch)