Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Giao tiếp trắc ẩn

Giao tiếp trắc ẩn (còn được gọi là giao tiếp phi bạo lực) giúp mọi người duy trì sự thấu cảm với nhau, ngay cả trong những giây phút đầy giận dữ hoặc thất vọng. Nó dạy mọi người nói chuyện với người khác mà không đổ lỗi và nghe những lời phê bình cá nhân mà không bối rối. Cách tiếp cận này có thể được sử dụng để ứng phó với gần như mọi tình huống – từ việc giải quyết rắc rối với các đồng nghiệp tại nơi làm việc đến hàn gắn với người bạn đời lãng mạn và những đứa trẻ ở nhà.

Nhà tâm lý học lâm sàng Marshall B. Rosenberg, tác giả của “Giao tiếp trắc ẩn: Ngôn ngữ của cuộc sống”(Puddledancer Press, 2003), được ghi nhận là người đã tạo ra và khuyến khích việc dùng phương pháp này để giao tiếp. Ông đưa ra giả thuyết rằng: Hầu hết các hoạt động giao tiếp là một việc làm cố gắng để đáp ứng nhu cầu cốt lõi của con người và nếu chúng ta tự rèn luyện để tìm ra những nhu cầu sâu xa hơn, những nhu cầu không nói ra được, những thông điệp thực sự nằm ẩn bên dưới lớp ngôn ngữ thô, chúng ta có thể đáp lại hiệu quả hơn.

Khi chúng ta có thể chú ý đến những nhu cầu cốt lõi – của chính chúng ta và những người khác – chúng ta đã có động lực để hành động vì lòng trắc ẩn thay vì cảm thấy tội lỗi, sợ hãi hay xấu hổ. Và, khi chúng ta được thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn, chúng ta không dùng những từ ngữ phòng thủ hoặc đổ lỗi – ngôn ngữ cản trở và đôi khi làm hỏng hoàn toàn hiệu quả giao tiếp- trong những tình huống khó khăn. Thay vào đó, chúng ta tiếp cận những người khác với sự cởi mở và sự thấu hiểu – và kết quả là, chúng ta có khả năng vừa có thể vừa cho và nhận những gì cần nhất.

Đưa nó vào thực tế

Kỹ thuật của Rosenberg để giao tiếp trắc ẩn dựa trên bốn bước cốt lõi:

• 1. Quan sát một tình huống mà không phán xét;

• 2. Phân biệt cảm xúc nào đang chuẩn bị xuất hiện trong tình huống;

• 3. Kết nối những cảm xúc đó với những nhu cầu tiềm ẩn chưa được giải quyết

• 4. Đưa ra yêu cầu hợp lý của người khác.

Hãy trở lại với ví dụ về người đồng nghiệp hay cắt lời của chúng ta, Joe. Giả sử bạn đang nói chuyện trong giờ nghỉ, anh ấy ngắt lời bạn và tất cả những cảm xúc tiêu cực, kịch liệt của bạn xuất hiện. Khi sử dụng giao tiếp trắc ẩn, mục tiêu đầu tiên của bạn là tạm dừng và quan sát những gì xảy ra. Hãy tự hỏi: Điều gì vừa xảy ra? (Tôi đang nói và Joe ngắt lời). Bây giờ xác định những cảm xúc mà theo phản xạ phản ánh lên cho bạn. Hãy tự hỏi: tôi đang cảm thấy gì? (Tôi cảm thấy thất vọng và khó chịu).

Bước tiếp theo là kết nối những cảm xúc bạn vừa quan sát và mô tả với những nhu cầu sâu hơn làm nền tảng cho chúng. Con người nói chung đều giống nhau ở một số nhu cầu cốt lõi, như nhu cầu tự chủ, nhu cầu nuôi dưỡng thể chất, nhu cầu kết nối và được tôn trọng. Hầu hết mục đích giao tiếp của chúng ta thường là để cố gắng đáp ứng một trong những nhu cầu này.

Để có thể kết nối được với những nhu cầu nằm sâu bên trong mình, thì bạn hãy thật cụ thể. Hãy mô tả cảm xúc của bạn với càng nhiều chi tiết càng tốt. Ví dụ, sử dụng các từ như lo lắng, vội vã hoặc quá cẩn trọng thay cho từ thất vọng. Từ ngữ cụ thể sẽ chứa nhiều manh mối về các nhu cầu liên quan.

Hãy cảm nhận về đồng nghiệp Joe. Bạn có cảm thấy bị xúc phạm? Thiếu tôn trọng? Không được lắng nghe? Nếu bạn cảm thấy không được tôn trọng hoặc bị xúc phạm, bạn có thể có một nhu cầu cốt lõi cần được tôn trọng tại nơi làm việc. Xem xét lại trong bối cảnh này, bản chất của sự khó chịu và thất vọng của bạn có thể trở thành một công cụ quan trọng trong việc tự khám phá bản thân.

Một khi bạn kết nối với nhu cầu sâu hơn bên trong mình, bạn có thể nhận ra chúng không phải là tốt hay xấu, mà chỉ đơn giản vì bạn là một con người. Tự nhiên bạn sẽ cảm thấy thấu cảm hơn vì bạn hiểu rằng bạn không phải là người xấu khi khó chịu bởi thói quen cuả Joe mà bạn chỉ cần được lắng nghe, sự phòng thủ và tức giận lúc này bắt đầu rút lui bởi bạn hiểu rằng thói quen ngắt lời của Joe không phải là nguyên nhân gốc rễ làm bạn phát điên – mà vì nó chạm vào nhu cầu quan trọng của riêng bạn

Chính ngay khoảnh khắc ấy, sự thấu cảm và cởi mở dần có không gian lớn hơn trong bạn, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật đặt câu hỏi tương tự để kiểm tra động cơ và cảm xúc của Joe – và bắt đầu nhận ra nhu cầu rất con người thúc đẩy hành vi của anh ta. Sự hiểu biết sâu sắc hơn về nhu cầu của Joe cho phép lòng trắc ẩn tự nhiên của bạn thể hiện ra khi bạn phản hồi.

Phản ứng trắc ẩn

Bây giờ bạn đã thấu hiểu những tình huống tương tự như với Joe ở mức độ sâu sắc hơn, nhân văn hơn, bạn có thể tự nhiên trả lời anh ta theo cách vừa giải quyết nhu cầu sâu sắc bên trong mình và có khả năng đáp ứng được tiếng gọi của những nhu cầu ấy.

Cách hiệu quả nhất để đóng khung phản ứng trắc ẩn của bạn với Joe, theo mô hình Rosenberg, là đưa ra yêu cầu rõ ràng, hợp lý và tích cực. Ý tưởng ở đây là để hạn chế sự nhầm lẫn và ngăn ngừa sự phản kháng.

Ví dụ: yêu cầu không nên, đó là, thay vì nói “Vui lòng đừng ngắt lời tôi” thành câu “Bạn có sẵn lòng để tôi nói xong suy nghĩ của mình trước khi bắt đầu nói không?”

Việc này cần thực hành nhiều, nhưng sự thay đổi cung bậc cảm xúc giữa hai người cuối cùng có thể làm thay đổi giai điệu của mối quan hệ – vì lợi ích của mọi người.

Bắt đầu với giao tiếp trắc ẩn

Có bốn thành phần trong mô hình giao tiếp trắc ẩn. Mỗi bước giúp bạn trả lời người khác với ít sự đỗ lỗi hơn và trắc ẩn hơn trong các tình huống khó khăn.

• Thực hành quan sát hành động, thay vì đánh giá hoặc đo lường chúng. Điều này giúp các phản ứng cảm xúc ngắn và cung cấp cho bạn cơ hội để có thêm những hiểu biết quan trọng.

• Xác định cảm xúc của bạn trong các tình huống khó khăn và mô tả chúng theo các thuật ngữ cụ thể. Hãy thử sử dụng các từ chính xác như không ổn định hoặc kích động, thay vì tốt hoặc ổn. Cảm xúc cụ thể cho biết sự rõ ràng, đơn giản hóa kết nối giữa cảm xúc của bạn và nhu cầu sâu hơn nằm bên dưới chúng.

• Khám phá cách nhu cầu thông báo cho cảm xúc của bạn: Lần tới khi bạn trải nghiệm một cảm xúc mạnh nào đó, hãy thử liên kết nó với nhu cầu. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy tức giận với người bạn đời của mình vì quên thanh toán hóa đơn đúng hạn, hãy xem liệu cảm giác đó có liên quan đến cốt lõi của bạn cần là “có trách nhiệm” hay có lẽ bạn cần cảm thấy “an toàn, được chăm sóc hoặc kiểm soát”. Tiếp theo hãy thử kết nối những gì anh ấy có thể cảm thấy – với nhu cầu sâu sắc hơn về anh ấy. Có lẽ anh ta đang cảm thấy cần phải tập trung vào những thứ khác trong thời gian này mà quan trọng với anh ấy hơn, hoặc là anh ấy đang muốn làm gì đó theo cách riêng của mình. Khi rõ ràng hơn với những nhu cầu, những “lỗi lầm” ấy được xem xét nhân văn hơn dưới góc độ con người, và do đó xứng đáng hơn với một phản ứng trắc ẩn, mang tính xây dựng. Xác định và sở hữu nhu cầu và sở thích của bạn, ít nhất, có thể giúp bạn thể hiện phản ứng của chính mình mà không dùng những lời buộc tội và cằn nhằn.

• Thực hành đưa ra các yêu cầu cụ thể, tích cực khi bạn muốn ai đó làm để đáp ứng nhu cầu của bạn, thay vì phản ứng theo bản năng với việc đỗ lỗi và tiêu cực. Tập trung vào những gì bạn muốn tạo và trải nghiệm hoặc muốn thấy xảy ra, trái ngược với những gì bạn muốn ngăn chặn hoặc dừng lại.


SIU Review - số 138

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán