Trang chủ»Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Vệ tinh NanoDragon tách khỏi tên lửa thành công

Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam đã tách thành công khỏi tên lửa nhiên liệu rắn Epsilon-5 lúc 11:07 sáng (giờ Nhật Bản) vào ngày 9 tháng 11 và chuẩn bị bay vào vũ trụ.



Công tác kiểm tra hướng gió được thực hiện tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, trước giờ phóng NanoDragon - Ảnh: VNA

NanoDragon là tên lửa cuối cùng được Epsilon-5 đưa lên quỹ đạo. Tên lửa này còn chở theo 8 vệ tinh khác của Nhật Bản. Lúc 11:30 sáng, NanoDragon lần đầu tiên bay qua vùng trời Việt Nam.

Trước đó, vào lúc 9:55 sáng (giờ Nhật Bản), tên lửa Epsilon-5 được phóng thành công từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản.

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), loạt phóng lần này nằm trong chương trình “Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo” lần hai.

NanoDragon, vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng khoảng 4 kg, là sản phẩm của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Được biết NanoDragon nằm trong chiến lược phát triển các vệ tinh cỡ nhỏ “Made in Vietnam” của VNSC.

Vệ tinh được vận chuyển đến Nhật hôm 11 tháng 8 và được thử nghiệm tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura trong hai ngày 16 và 17 trước khi được chuyển đến JAXA chuẩn bị đưa lên bệ phóng.

JAXA phải trì hoãn việc phòng tên lửa Epsilon-5 đến 3 lần: vào 1 tháng 10, 7 tháng 10, và 7 tháng 11 do trục trặc radar và điều kiện thời tiết bất lợi.

VNSC cũng đã chế tạo và phóng thành công vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon nặng 1 kg và vệ tinh MicroDragon nặng 50 kg lần lượt vào năm 2013 và năm 2019.

Sự kiện phóng thành công tên lửa “Made in Vietnam” NanoDragon đánh dấu mốc quan trọng trong ngành công nghiệp thám hiểm vũ trụ của nước nhà, theo lời Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Vũ Hồng Nam.

Theo phát biểu của đại sứ, sự kiện lần này một lần nữa chứng minh Việt Nam hoàn toàn có thể tự phát triển và làm chủ ngành công nghiệp vũ trụ của mình. Ông cho biết mọi công đoạn chế tạo NanoDragon đều được thực hiện tại Việt Nam, cho thấy những bước tiến triển vượt bậc của nước nhà về công nghệ chế tạo vệ tinh.

Cũng theo ông, Việt Nam chọn Nhật làm điểm phóng vệ tinh vì nước này đã đồng ý phối hợp và hỗ trợ Việt Nam thử nghiệm các vệ tinh cỡ nhỏ. Sự kiện này thể hiện tình hữu nghị và hợp tác song phương bền chặt, hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ đối ngoại song phương vào năm 2023.

Đại sứ bày tỏ niềm vinh hạnh khi được đại diện Chính phủ Việt Nam tham gia chứng kiến buổi phóng tên lửa tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura.

Huỳnh Trọng Nhân
(Lược dịch)

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán