Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Nền kinh tế truyền thống

Nền kinh tế truyền thống được xác định bởi ba đặc điểm sau:

  • Dựa vào nông nghiệp, đánh cá và săn bắt hoặc sự kết hợp của ba ngành nghề trên
  • Tuân theo truyền thống
  • Sử dụng hàng hóa trao đổi thay cho tiền

Vì những lý do này mà những người sống trong nền kinh tế truyền thống thường phải chịu cảnh nghèo khổ, ngay cả khi nhu cầu hàng ngày của họ được đáp ứng đầy đủ.

Nền kinh tế truyền thống xuất hiện nhiều tại các nước thuộc thế giới thứ ba hoặc các thị trường mới nổi như châu Phi, châu Á, Mỹ La-tinh và Trung Đông. Tuy nhiên, túi tiền của các nền kinh tế truyền thống có thể được tìm thấy trên khắp thế giới.

Mọi người thường nghĩ rằng tất cả các nền kinh tế đều bắt đầu từ nền kinh tế truyền thống. Tương tự như vậy, nền kinh tế truyền thống luôn được dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước hoặc nền kinh tế hợp doanh.

Đặc điểm của nền kinh tế truyền thống

Ở cấp độ cơ bản nhất, nền kinh tế truyền thống tồn tại trong xã hội du mục hoặc trong các nhóm thợ săn bắt và hái lượm. Các nhóm này sống trong các gia đình hoặc các bộ lạc và bao phủ các khu vực rộng lớn nhằm tìm đủ thức ăn phục vụ nhu cầu của họ. Nhóm người này đi theo những đàn động vật và di chuyển theo mùa, cho dù đó là mùa đông hay mùa hè, mùa nắng hay mùa mưa.

Ở cấp độ tiếp theo, các thợ săn hay người hái lượm tìm thấy một khu vực màu mỡ để canh tác và trở thành nông dân. Họ không bao phủ nhiều vùng rộng lớn như trước nhưng vẫn có đủ thức ăn để phục vụ nhu cầu thiết yếu bằng cách tận dụng khu vực màu mỡ mà họ tìm thấy. Điều này cho phép họ có thể xây dựng các công trình lâu dài và giao dịch với các nhóm khác thay vì cạnh tranh dành nguồn tài nguyên.

Thợ săn du mục thường cạnh tranh với các nhóm khác để dành nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm. Việc giao thương rất ít xảy ra vì tất cả họ đều tiêu thụ và sản xuất các sản phẩm tương tự. Việc giao thương có thể diễn ra giữa các nhóm không có cạnh tranh, chẳng hạn như một nhóm chuyên dựa vào săn bắn sẽ giao thương với một nhóm chuyên dựa vào việc đánh cá. Trong những trường hợp này, tiền thực sự không cần thiết. Tuy nhiên, một khi họ bắt đầu canh tác và định cư, các nhóm sẽ dựa vào tiền để thực hiện việc giao thương dễ dàng hơn.

Khi các nền kinh tế truyền thống tương tác với các nền kinh tế thị trường hoặc các nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước thì tiền mặt đóng một vai trò quan trọng hơn. Tiền mặt cho phép những người sống trong nền kinh tế truyền thống có thể mua các thiết bị tốt hơn để phục vụ việc làm nông, săn bắn hoặc đánh bắt cá thuận lợi hơn.

Ưu điểm của nền kinh tế truyền thống

Bởi vì nền kinh tế truyền thống chủ yếu dựa vào phong tục và tín ngưỡng nên mọi người rất quý giá nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ đều biết vai trò của bản thân trong việc sản xuất và những gì họ sẽ nhận được. Nền kinh tế truyền thống ít có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, do đó nó rất là bền vững.

Khuyết điểm của nền kinh tế truyền thống

Nền kinh tế truyền thống rất dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tự nhiên, đặc biệt là thời tiết. Vì lý do này, việc tăng dân số trong các nền kinh tế truyền thống rất hạn chế. Khi việc thu hoạch và săn bắn không diễn ra suôn sẽ, mọi người sẽ chết đói. Nền kinh tế truyền thống cũng dễ bị tổn thất hơn so với nền kinh tế thị trường hoặc nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước. Ví dụ, việc phát triển dầu mỏ của Nga ở Siberia đã làm thiệt hại nguồn suối và các vùng lãnh thổ, nguyên nhân khiến cho việc đánh bắt cá truyền thống và chăn nuôi tuần lộc bị giảm sút.

Trần Đình Phú
(Lược dịch)

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán