Ngày16 tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo không thể hỗ trợ El Salvador triển khai đồng Bitcoin vì những quan ngại về môi trường và tính minh bạch.
Maria Montessori trò chuyện với trẻ trước buổi phát thanh tại BBC - Ảnh: Montessori AMI
Phát ngôn viên của WB có viết qua email: “Chúng tôi cam kết sẽ giúp đỡ El Salvador ở nhiều mặt khác nhau, trong đó có minh bạch tiền tệ và các quy trình điều tiết. Tuy đúng là chính phủ các vị có tiếp cận chúng tôi về vấn đề Bitcoin, chúng tôi e rằng Ngân hàng Thế giới không thể hỗ trợ được vấn đề này vì những quan ngại về môi trường và tính minh bạch.”
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Alejandro Zelaya của El Salvador cho biết quốc gia Trung Mỹ này đã nhờ WB viện trợ cho công tác triển khai Bitcoin làm đồng tiền pháp định song song với đồng đô la Mỹ. Hiện chính phủ El Salvador vẫn chưa phản hồi quyết định của WB.
Biểu ngữ “Chúng tôi chấp nhận Bitcoin, tự do, nhanh gọn, và không mang mầm bệnh” treo ở một quán nước tại bãi biển Punta Roca, La Libertad, El Salvador - Ảnh: Reuters
Bộ trưởng cũng cho biết cuộc đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn tiến thuận lợi. Tuy nhiên, IMF đã lên tiếng vào tuần trước rằng việc triển khai Bitcoin vẫn còn “nhiều vướng mắc liên quan đến kinh tế vĩ mô, tài chính, và pháp lý”. Hiện IMF vẫn chưa có phản hồi nào trước phát biểu của Zelaya vào ngày 16 tháng 6, rằng Quỹ này “không chống đối” việc triển khai Bitcoin.
Trước quan ngại về cuộc đàm phán với IMF, nhiều nhà đầu tư gần đây đã yêu cầu mức phí bảo hiểm cao hơn, biến nợ công thành nhân tố cốt yếu vá lại lỗ hổng ngân sách của El Salvador.
“Các chương trình của IMF không thể một sớm một chiều là hoàn thành, và hiện tại vẫn nhiều người hoài nghi không biết liệu Bitcoin có tương thích với chiến lược của Mỹ hay quan hệ đa phương hay không”, theo Siobhan Morden, trưởng ban chiến lược thu nhập ổn định khu vực Mỹ Latin của công ty chứng khoán Amherst Pierpoint, trụ sở tại New York.
Trong tháng 6 này, El Salvador trở thành quốc gia đầu tiên chấp nhận Bitcoin làm đồng tiền pháp định. Tổng thống Nayib Bukele tự hào tiền ảo sẽ là kiều hối cho cộng đồng kiều bào El Salvador trên toàn thế giới.
Bukele cũng vừa rút khỏi hiệp ước chống tham nhũng với Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ. Hiệp ước là nỗ lực của Washington nhằm ngăn chặn tham nhũng tại Nam Mỹ, thể theo chính sách nhập cư hiện hành.
Shamaila Khan, trưởng ban chiến lược nợ thị trường mới nổi của AllianceBernstein tại New York, lại cho rằng mọi người hiện tại đang chú ý quá nhiều đến các tin giật gân trên truyền thông mà quên đi tính khả thi của thoả thuận giữa El Salvador và IMF.
Bà cho biết: “El Salvador cần phải thông qua được chương trình IMF. Nếu không, họ sẽ mất cơ hội đàm phán. Quan điểm của chúng tôi là hiện tại vẫn còn quá nhiều rủi ro.”
Huỳnh Trọng Nhân
(Lược dịch)