Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật»Mỹ thuật (kiến trúc)

Mỹ thuật (kiến trúc)

Những điều bạn có thể chưa biết về bức tranh “Nàng Mona Lisa”

Nụ cười tinh ranh và sự quyến rũ vô tận của cô đã gây cảm hứng cho các nghiên cứu học thuật và thi đua nghệ thuật trong hơn 5 thế kỷ qua. Nhưng câu chuyện về bức chân dung gây bối rối này thậm chí còn phong phú hơn bề ngoài của nó.



Ảnh: http://mentalfloss.com

1. “Mona Lisa” không phải là tên của cô.

Chủ thể trong bức tranh là Lisa Gherardini, vợ của quý ông giàu có và đáng ngưỡng mộ - Francesco Del Giocondo. Điều này giải thích cho tiêu đề ít phổ biến hơn của bức tranh này - La Gioconda. Cái tên Mona Lisa (hoặc Monna Lisa, như cách người Ý gọi) gần như mang nghĩa “Nàng Lisa của tôi”.

2. Vua Napoléon đã phải lòng “nàng”.

Hoàng đế Pháp từng treo bức tranh “Mona Lisa” trong phòng ngủ của mình, nơi mà ông chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô trong hàng giờ đồng hồ. Người ta nói niềm đam mê của ông đối với bức tranh là nguồn cảm hứng cho tình cảm của ông đối với một cô gái Ý tên là Teresa Guadagni, người thực sự là hậu duệ của Lisa Gherardini.

3. Cô ấy thực sự “nhỏ” hơn bạn nghĩ.

Ảnh hưởng của Mona Lisa trong nền văn hoá là rất lớn, nhưng bức tranh sơn dầu trên gỗ này chỉ có kích thước 30 x 21 inch và nặng 8kg (18 pound).

4. Chân mày của cô là vấn đề gây tranh luận.

Một số người cho rằng việc nhân vật chủ thể thiếu đi lông mày là hình ảnh đại diện cho thời trang cao cấp thời bấy giờ. Những người khác nhấn mạnh rằng khuyết thiếu đôi lông mày là bằng chứng cho thấy Mona Lisa là một kiệt tác chưa hoàn thành. Nhưng vào năm 2007, những máy quét chi tiết kĩ thuật số cho thấy Da Vinci đã vẽ hàng lông mày và lông mi trên. Cả hai đều đã phai dần theo thời gian hoặc trở thành nạn nhân của nhiều năm phục hồi bức tranh.



Ảnh: blog.saatchigallery.com

5. Cô ấy đã làm tan vỡ vô số trái tim.

Bức chân dung lần đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Louvre vào năm 1815, gây cảm hứng cho người hâm mộ, như một chuỗi những anh chàng trai mang hoa, các bài thơ và những bức thư tình say mê, leo lên chiếc cầu thang lớn của Bảo tàng Louvre để ngắm nhìn đôi mắt “trong sáng và cháy bỏng” của nàng.

“Mona Lisa thường khiến đàn ông làm những điều kỳ lạ”, nhà văn R. A. Scotti viết trong quyển “Nụ cười biến mất”. Có hơn một triệu tác phẩm nghệ thuật trong bảo tàng Louvre, nhưng chỉ cô ấy nhận được thư của riêng mình. Bức tranh thực sự có hộp thư của riêng mình tại Bảo tàng Louvre vì tất cả các bức thư tình mà nàng nhận được.



Ảnh: www.discoverwalks.com

6. Bức tranh là vô giá.

Trong những năm 1960, bức tranh đã được đưa đi một tour du lịch trưng bày với mức định giá bảo hiểm là 100 triệu USD. Nhưng chính sách của bảo hiểm không bao giờ được đưa bức tranh ra ngoài vì phí bảo hiểm còn cao hơn cả chi phí bảo mật tối ưu nhất.

7. Bức tranh được đặt trong nhà tù đẹp nhất thế giới.

“Mona Lisa” có phòng riêng của mình tại Bảo tàng Louvre, một căn phòng được kiểm soát nhiệt độ để lưu giữ “cô ấy” trong một môi trường lý tưởng. Ngoài ra, bức tranh còn được bọc kính chống đạn để ngăn ngừa bất trắc và tổn hại.



Ảnh: www.goppion.com

8. Cả nước Pháp đau buồn khi “Mona Lisa” mất tích.

Năm 1911, “Mona Lisa” đã bị đánh cắp từ Bảo tàng Louvre. Tờ New York Times đã so sánh phản ứng của người dân như nỗi đau của người Anh khi Công nương Diana mất năm 1997. Hàng ngàn người đổ xô đến Louvre nhìn chằm chằm vào bức tường trống rỗng nơi “cô ấy” được treo và để lại hoa, ghi chú và những lời hỏi thăm.



Ảnh: edition.cnn.com

9. Nụ cười của “cô ấy” không thay đổi mà là tư duy của bạn.

Việc nàng Mona Lisa có-hay-không cười đã làm mê hoặc các nghệ sĩ và sử gia trong suốt thời gian dài. Nhưng vào năm 2000, nhà khoa học về thần kinh của Đại học Harvard, Tiến sĩ Margaret Livingstone đã áp dụng một phương pháp khoa học để giải thích tại sao nụ cười của Mona Lisa dường như thay đổi. Tất cả là bởi nơi tập trung ánh nhìn của bạn cùng cách mà bộ não của bạn phản ứng với điều đó.

Minh Tâm Huỳnh
(Lược dịch)

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán