Nền kinh tế Anh đã tăng trưởng 2,6% trong năm 2014, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng của Anh đạt 2,7% năm 2015. Các ngành dịch vụ phát triển với tốc độ tăng trưởng cả năm là 1,9% trong năm 2013, 2,6% năm 2014, và sẽ đạt 3,0% vào năm 2015. Phòng Thương mại Anh (BCC) nâng dự báo tăng trưởng của Anh trong ba năm từ 0,9% đến 1,3% trong năm 2013, từ 1,9% đến 2,2% trong năm 2014, và từ 2,4% đến 2,5% trong năm 2015.
Anh sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong các nước phát triển trong năm 2015 khi quốc gia này đã vượt qua khủng hoảng tài chính. IMF cho biết, kinh tế Anh tăng trưởng 2,6% năm 2014 - dẫn đầu nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7). Nhưng sự tăng trưởng sẽ tăng 3,0% vào năm 2015. Trong số các nền kinh tế tiên tiến, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đang rời khỏi cuộc khủng hoảng và đạt tốc độ tăng trưởng khá, kinh tế Anh đã tăng trở lại và trở nên cân bằng hơn. Nhưng IMF cảnh báo rằng giá nhà là thách thức cho một số quốc gia trong đó có Anh. Các báo cáo nói thêm rằng với nợ hộ gia đình ở Anh trị giá 140% thu nhập, vẫn còn cao mặc dù đã giảm từ 160% đỉnh điểm trước khủng hoảng tài chính. Nước Anh cần có các biện pháp cần thiết để hạ nhiệt thị trường cho vay thế chấp nhà ở nhằm hạn chế rủi ro cho hệ thông tài chính.
Thủ tướng Anh David Cameron
Theo Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI), chỉ số tăng trưởng tăng 0,7% trong quý I/2015. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm còn 6% trong năm 2014 - lần đầu tiên dưới 2 triệu kể từ cuối năm 2008. Tuy nhiên, sự gia tăng hạn chế về tỷ lệ thất nghiệp so với các cuộc suy thoái trước đây là một điểm sáng tương đối trong cuộc khủng hoảng. Sự gia tăng ổn định trong giá nhà ở cuối năm 2014 gây ra những lo ngại về bong bóng nhà đất mới ở Anh. Giá nhà ở London đã tăng nhanh chóng. Theo Hometrack, giá nhà trong quý I/2015 cao hơn so với một năm trước đó 9% nhưng có những dấu hiệu cho thấy thị trường nhà đất đang bắt đầu ổn định trong quý II/ 2015. Với mức tăng trưởng này, chuyên gia nghiên cứu Sylvie Matelly của Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế và Chiến lược (IRIS) của Pháp cho rằng Anh được đánh giá là đã hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng. Cũng theo bà Sylvie Matelly, khu vực tài chính - yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Anh - bị chìm vào khủng hoảng tài chính hơn Pháp và các nước Châu Âu khác, thì trong năm 2014 đã phục hồi ổn định.
Cơ quan thống kê quốc gia Anh (ONS) cho biết, kinh tế của nước này trong quý IV/2014 tăng trưởng 0,6% thay vì 0,5% như ước tính ban đầu. Như vậy tốc độ tăng trưởng của kinh tế Anh trong cả năm 2014 là 2,8%, cao hơn so với con số 2,6% ước tính trước đó. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm G7 và cũng là mức tăng trưởng cao nhất của Vương quốc Anh kể từ năm 2006. ONS cho biết, kinh tế Anh tăng trưởng tốt trong quý IV/2014 chủ yếu nhờ sản lượng của hai ngành chính là dịch vụ và sản xuất công nghiệp tăng lần lượt là 0,9% và 0,2%. Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình tăng và cán cân thương mại được cải thiện cũng đã đóng góp tích cực vào GDP.
Các số liệu do ONS công bố trước đó cũng cho thấy, tính đến cuối tháng 1/2015 tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 5,7% trong khi lạm phát lần đầu tiên giảm xuống 0% trong tháng 2/2015, nhiều chuyên gia nhận định kinh tế Anh tiếp tục tăng trưởng mạnh. Ông Howard Archer - chuyên gia kinh tế của hãng IHS Global Insight - dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ là 2,7% trong năm 2015 nhờ chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, ông Martin Beck - cố vấn cao cấp của hãng cung cấp dịch vụ kiểm toán, tài chính và tư vấn hàng đầu thế giới Ernst & Young (E&Y) - cũng bày tỏ lạc quan về dự báo tăng trưởng gần 3% của nền kinh tế Anh mà E&Y đưa ra trước đó.
Nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới Anh Quốc đã chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ hai trong Khu vực đồng tiền chung Châu Âu là Pháp. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp trong năm 2014 chỉ đạt 2.134 tỷ euro trong khi GDP của Anh là 2.232 tỷ euro. Năm 2014, nền kinh tế Anh Quốc phát triển nhanh. Năm 2013, GDP của Anh vẫn còn thấp hơn của Pháp là 97 tỷ euro. Theo bà Sylvie Matelly, thay vì phải tiến hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng để thoát khỏi khủng hoảng, chính phủ Anh lại chọn giải pháp kích thích tăng trưởng. Các yếu tố đã đưa nước Anh có sự bứt phá ngoạn mục để vượt qua Pháp giữ vị trí cường quốc kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Cũng theo chuyên gia tại viện IRIS này, yếu tố đáng chú ý là thị trường lao động của Anh có độ linh hoạt hơn, khi đã được các đời Thủ tướng Anh từ Margaret Thatcher đến Tony Blair liên tục cải cách. Chính mức độ linh hoạt của thị trường lao động đã giúp Anh giảm tỷ lệ thất nghiệp, từ đó mức thu nhập của người dân Anh được giữ ổn định và sức mua của thị trường được phục hồi mạnh mẽ trong năm 2014.
Sau cải cách thị trường hóa của Thủ tướng Margaret Thatcher trong những năm 1980, Anh tăng trưởng kinh tế ổn định trong suốt những năm 1990, nhưng chi tiêu chính phủ tăng trưởng đáng kể trong chính phủ lao động kế tiếp. Từ năm 2010, Thủ tướng David Cameron đã làm tốt chính sách kinh tế của mình. Nhiệm kỳ tiếp theo của Thủ tướng Cameron đầy thử thách và chính phủ của ông cam kết mở một cuộc trưng cầu ý kiến về tư cách thành viên Liên minh Châu Âu (EU) của Anh vào năm 2017. Từ nay đến lúc đó, ông muốn thương lượng những thay đổi trong quan hệ để thuyết phục cử tri Anh ở lại Liên hiệp. Nhưng ông phải đối mặt với sự mặc cả gay go với những người lãnh đạo ở châu lục này. Ông nói: "Đối với tôi, cuộc tranh cử lần này luôn là về những quyết định khó khăn chúng ta phải đưa ra trong 5 năm vừa qua, cơ sở cho một nền kinh tế vững mạnh hơn mà chúng ta đã xây dựng cho đất nước và cơ hội vào lúc này để củng cố nền tảng đó."
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Standard and Poor's (S&P) đã hạ triển vọng kinh tế Anh liên quan đến kế hoạch của Thủ tướng Anh David Cameron tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên EU của Anh trước cuối năm 2017 tới. Trong một thông báo ngày 12/6, S&P nói rằng cuộc trưng cầu ý dân này "gây rủi ro tới các triển vọng tăng trưởng" cho nền kinh tế Anh. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 07/6 đã đề nghị Thủ tướng Anh David Cameron cân nhắc kỹ về khả năng tổ chức trưng cầu ý dân về khả năng London rời khỏi EU. Tổng thống Obama cho biết ông muốn thấy Anh tiếp tục là một phần của EU, và nếu London rời khỏi khối này sẽ đe dọa tới sự ổn định của EU cũng như cả Châu Âu.
Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ ngày 11/9/1973. Tuy nhiên quan hệ hai nước chỉ thực sự phát triển tốt từ giữa thập kỷ 90. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã có những tăng trưởng không ngừng trong các năm vừa qua. Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều chỉ khiêm tốn ở mức 1,15 tỷ USD, nhưng đến năm 2010, kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt mức xấp xỉ 2 tỷ USD và đã vượt mức 3,5 tỷ USD trong năm 2012. Với mục tiêu đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều lên mức 4 tỷ USD vào năm 2013, quan hệ thương mại Việt Nam - Anh càng thể hiện vai trò và mức độ quan trọng sau khi hai nước đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt khoảng 4,27 tỷ USD, các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Anh trong năm 2013 gồm có: máy móc và thiết bị đạt 194 triệu USD, dược phẩm đạt 79 triệu USD, thuốc trừ sâu đạt 42 triệu USD, sản phẩm hoá chất đạt 34 triệu USD, phế liệu sắt thép đạt 24 triệu USD.
Sung Tích
(Tổng hợp)