Các nhà đầu tư đang dần mất lạc quan về nền kinh tế toàn cầu trong năm 2016, một phần do những lo ngại về hiệu suất của nền kinh tế Trung Quốc.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo kinh tế năm 2016 của thế giới giảm từ 3,6% xuống 3,3%. Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau nhiều thập kỷ tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư theo định hướng đang chậm lại với biến động thị trường chứng khoán lớn trong năm 2015; sự mất giá của đồng nhân dân tệ; giảm nhập khẩu và xuất khẩu; tăng lo ngại về nợ xấu. Từ năm 2010 đến 2015 chính phủ đã cố gắng duy trì phát triển nền kinh tế 7% - 8%, các chương trình kích thích kinh tế đã duy trì một thời gian. Nhưng sau khi gặp vấn đề dư thừa sản xuất và bong bóng bất động sản…, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra sự cần thiết phải thay đổi, có nghĩa là Trung Quốc sẽ đi từ tốc độ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng chậm hơn, bền vững hơn và sẽ mất ít nhất 2 đến 3 năm để nền kinh tế phát triển ổn định. Như thế nền kinh tế Trung Quốc sẽ là một thị trường đầy biến động trong năm 2016.
Bất động sản có thể giảm 10% trong năm 2016; theo khảo sát của Credit Lyonnais Securities Asia (CLSA) (tổ chức tư vấn đầu tư tại thị trường châu Á -Thái Bình Dương, trụ sở ở Hồng Kông của tập đoàn tài chính Pháp BNP Paribas), 68% người tiêu dùng không có kế hoạch mua bất động sản trong năm 2016. Các nhà đầu tư cho biết họ sẵn sàng mua cổ phiếu một lần nữa, mặc dù đa số tin rằng thị trường chứng khoán sẽ đi xuống trong năm 2016. Nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm trong đầu năm, và dự đoán kinh tế sẽ ổn định ở sớm nhất vào năm 2017, nhưng cũng có thể mất nhiều thời gian hơn.
Đồng nhân dân tệ mất giá là "chủ đề nóng nhất" cho các nhà đầu tư toàn cầu. Mất giá của đồng nhân dân tệ sẽ là một trở ngại lớn đối với kế hoạch của Trung Quốc. Theo CLSA trong một báo cáo liên quan, chính quyền Trung Quốc cần đưa ra sự khích lệ để giữ cho đồng nhân dân tệ tương đối ổn định. Tuy nhiên theo giới quan sát tiền tệ, Trung Quốc nên giữ tỷ giá theo đồng EURO vì Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
Người tiêu dùng Trung Quốc ít lạc quan hơn so với những năm trước, nhưng cũng không hẳn là bi quan. Khảo sát của CLSA cho thấy, hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc nghĩ rằng điều kiện kinh doanh sẽ cải thiện “khiêm tốn” trong năm 2016. Mặc dù nền kinh tế chậm lại, họ vẫn muốn chi tiêu nhiều hơn vào vấn đề cơ bản. Du lịch là ưu tiên hàng đầu và gần như tất cả những người được hỏi đều cho biết có kế hoạch du lịch đến các điểm đến hàng đầu là Hàn Quốc, tiếp theo là Nhật Bản và Singapore. Châu Âu và Thái Lan cũng đang rất phổ biến. Giáo dục, ô tô và các thiết bị xa xỉ khác cũng là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Trung Quốc.
Lần đầu tiên, chiến lược kinh tế của Trung Quốc đang được tập trung vào Internet với chính sách Internet Plus (theo CLSA). Trong năm 2016, chính phủ đã cam kết dành gần 180 tỷ USD nâng cấp băng thông rộng và mạng 4G. Các giao dịch thương mại điện tử dự kiến sẽ đạt khoảng 3,5 nghìn tỷ USD trong năm 2016, tăng 64% so với năm 2014.
Macau rơi vào tình trạng khủng khoảng trong năm qua vì phong trào chống tham nhũng trên toàn quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Chiến dịch này sẽ còn tiếp tục trong năm 2016 và có thể cản trở tăng trưởng kinh tế chung của Macau trong vài năm tới. Nhưng lập trường của chính phủ Trung Quốc đối với các ngành công nghiệp cờ bạc đang dần cởi mở, tạo điều kiện tốt nhất để ngành này phát triển. Vì vậy doanh thu tăng trưởng dương trở lại vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016 sau khi giảm liên tiếp kể từ tháng 6/2014.
Sự thay đổi của Trung Quốc về chính sách một con là một cuộc cải cách lớn, có thể thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và giúp giải quyết sự thiếu hụt nguồn lao động của Trung Quốc. Nhưng theo CLSA, Chính phủ "quá tự tin" khi cho rằng sự thay đổi sẽ mang đến thêm 3,4 triệu trẻ em mỗi năm trong 5 năm tới. Tuy nhiên sự thay đổi chính sách này vẫn là "quá ít và quá muộn".
"Một vành đai, Một con đường" hay "OBOR" là một chiến lược phát triển mới của Trung Quốc trong năm 2015, để thúc đẩy kết nối kinh tế của mình và mối quan hệ hợp tác với các quốc gia tại Âu - Á bằng cách giúp các nước phát triển cơ sở hạ tầng. Từ đó, OBOR sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc. Năm 2016 sẽ là một năm quan trong đối với OBOR khi 3 tổ chức chính gồm Quỹ Con đường Tơ lụa (Silk Road Fund), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank) và Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank) xếp hàng để tài trợ cho dự án sẽ đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2016.
OBOR là một chiến lược tuyệt vời, bởi vì nó có thể mang đến lợi ích kinh tế cũng như những mặt tích cực chiến lược khác, kéo các nước láng giềng của Trung Quốc gần hơn vào quỹ đạo của mình.
Trung Quốc dự báo tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn vẫn còn mạnh mẽ, đó là tín hiệu tốt cho thị trường kinh doanh. Việc tăng trưởng này nhanh hơn so với các thị trường lớn khác trên toàn cầu. Để tạo thuận lợi cho sản lượng kinh tế mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đã đưa vào nhiều khoản nợ và phần lớn số tiền vay đã được chi cho các dự án nhà ở và cơ sở hạ tầng, cả hai đều là cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế trong dài hạn và đảm bảo với các nhà đầu tư trong và ngoài nước rằng Bắc Kinh sẽ không cho phép nền kinh tế phát triển chậm quá nhiều. Tổng chi tiêu cho du lịch doanh nghiệp Trung Quốc có nguồn gốc tăng trưởng ước tính khoảng 16,6% vào năm 2014 tiếp tục tăng 14,2 % năm 2015, giảm so với dự báo trước đó là 18% và sẽ là 12% vào năm 2016, mặc dù đây là tốc độ tăng trưởng chậm hơn đối với Trung Quốc. Theo ông Michael W. McCormick, Giám đốc điều hành của Global Business Travel Association (GBTA): "không có thị trường khác để so sánh với Trung Quốc, động cơ kinh tế của họ tiếp tục di chuyển về phía trước với một tốc độ phi thường”. Sản xuất kinh doanh tăng trưởng, chi tiêu du lịch tăng gấp đôi, Trung Quốc sẽ trở thành thị trường kinh doanh du lịch lớn nhất thế giới vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Điều quan trọng là các chính sách kinh tế đang có dấu hiệu của việc tác động tích cực lâu dài đến nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp du lịch kinh doanh lành mạnh trong những năm tới.
Trần Nguyễn
(Tổng hợp)