Trang chủ»Kinh tế»Những vấn đề kinh tế

Những vấn đề kinh tế

Tại sao người Mỹ lại bi quan về nền kinh tế siêu cường của mình?

Lạm phát, đảng phái và đại dịch đã khiến người dân Mỹ tiêu cực hơn bao giờ hết. “Thật đáng thất vọng” là cụm từ thường không xuất hiện trong các phân tích kinh tế kỹ lưỡng nhưng lại xuất hiện nhiều lần trong các cuộc bàn luận nghiêm trọng về nước Mỹ trong những năm qua. Từ các số liệu chứng thực, có nhiều lý do mọi người phải khá hài lòng về tình hình nền kinh tế: lạm phát giảm đáng kể, giá xăng dầu giảm, việc làm dồi dào, thu nhập tăng và thị trường chứng khoán hoạt động sôi nổi. Nhưng sau nhiều khảo sát cho thấy người Mỹ lại không mấy hài lòng. Họ cho rằng nền kinh tế đang trong hình thái xấu và Tổng thống Joe Biden không giải quyết ổn thỏa. Vậy chuyện gì đang xảy ra?



Ảnh: www.economist.com/

Các nhà kinh tế sử dụng chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan để làm dẫn chứng cho sự bi quan của người dân nước Mỹ. Trong 2 năm qua, chỉ số này dao động ở nhiều mức độ, được ghi nhận lần cuối suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009. Trong tháng 12, chỉ số này có chút cải thiện nhưng vẫn thấp hơn 30% so với đỉnh điểm trước thềm đại dịch Covid-19 vào đầu năm 2020.

Nhiều cuộc khảo sát khác cũng ảm đạm không kém. Từ năm 2009, cuộc thăm dò hàng tuần trên trang The Economist/YouGov đã khảo sát khoảng 1.500 người Mỹ để đánh giá nền kinh tế: gần một nửa cho rằng nền kinh tế đang dần suy giảm, 1/3 cho rằng nền kinh tế đang có dấu hiệu khởi sắc trong thập kỷ trước đại dịch. Các câu hỏi xoay quanh việc ông Biden tăng thuế lợi tức thậm chí còn ảm đạm hơn: 2/3 số người được hỏi trong một cuộc thăm dò của Gallup trong tháng 11 không tán thành với cách ông xử lý nền kinh tế mặc dù Mỹ đã phát triển vượt bậc so với các nước lớn và các nước phát triển trong vài năm qua.

Trên thực tế, việc nền kinh tế đã sản sinh ra một ngành tiểu thủ công nghiệp đã khiến cho người Mỹ bị quan về nền kinh tế siêu cường của họ. Nhóm đầu tiên tranh luận rằng họ có quyền bi quan: một vài chỉ số ảnh hưởng xấu tới ngân sách của họ. Lạm phát đã ảnh hưởng đến thu nhập. Việc kiểm soát giá người tiêu dùng (một thước đo lạm phát phổ biến), thu nhập trung bình của người lao động trong khu vực tư nhân vẫn giữ nguyên mức tương tự như tháng 02/2020, trước khi đại dịch Covid-19 ập đến.

Những đường biểu thị trong báo cáo gần đây cho thấy người Mỹ không còn hài lòng như trước. Mặc dù một số người Mỹ muốn quay lại lúc giãn cách xã hội để được hưởng nguồn phúc lợi lớn từ chính phủ lúc bấy giờ. Thu nhập cá nhân sau thuế hiện thấp hơn khoảng 15% so với tháng 3/2021, tại thời điểm đó Đảng Dân chủ đã hỗ trợ gói kích thích kinh tế cực lớn sau khi ông Biden lên nắm quyền. Việc so sánh với nền kinh tế trước đây trở nên khập khiễng: tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát đã làm cho các khoản vay mua nhà và ô tô trở nên đắt đỏ hơn. Khả năng chi trả nhà chạm mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ vào năm ngoái, trở thành mục tiêu dễ dàng đối với những người chỉ trích ông Biden. Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa cho biết nền kinh tế dưới thời ông Biden khiến mọi người không còn xem Mỹ là một quốc gia mơ ước.

Tuy nhiên, chính quyền Biden luôn nỗ lực biện hộ cho thấy nền kinh tế còn nhiều ưu điểm. Sự đình trệ trong thu nhập ở khu vực tư nhân thật ra là thống kê ảo, do sự thiên vị trong chỉ số giá người tiêu dùng. Họ cho rằng chỉ số tiêu dùng cá nhân (mà Cục Dự trữ Liên bang nhắm đến) và thu nhập thực tế đạt mức xấp xỉ với nhau theo xu hướng trước đại dịch là một ưu điểm. Ở mức 3,7%, tỷ lệ thất nghiệp chỉ cao hơn mức thấp nhất trong năm thập kỷ một chút. Tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ đối với những người Mỹ có thu nhập thấp. S&P 500, một chỉ số chứng khoán hàng đầu của Mỹ, đang đạt mức cao kỷ lục.

Đánh giá từ nhiều chỉ số (tốt hay xấu), người dân nước Mỹ dường như bi quan một cách quá mức. Ryan Cummings và Neale Mahoney là hai nhà kinh tế học từng làm việc tại Nhà Trắng, họ đã tạo ra mô hình đơn giản để dự đoán chỉ số tâm lý người tiêu dùng, dựa trên dữ liệu lạm phát, thất nghiệp và tiêu dùng cũng như diễn biến của thị trường chứng khoán. Họ kết luận rằng chỉ số thấp hơn khoảng 20% so với mức dữ liệu cho thấy. Các mô hình khác cũng tìm thấy điểm khác biệt tương tự.

Điều thứ hai họ dùng để biện hộ là: việc thăm dò dư luận và các khảo sát cảm tính có thể có thành kiến tiêu cực. Một yếu tố có thể kể đến là sự thù địch đảng phái sâu sắc. Trong nghiên cứu của Messrs Cummings và Mahoney đã tính toán rằng ác cảm của Đảng Cộng hòa đối với Nhà Trắng do Đảng Dân chủ kiểm soát có thể chiếm khoảng 30% mâu thuẫn quan điểm ngày nay.

Giọng điệu trong các bản tin có thể là một yếu tố cho các mâu thuẫn trên. Ben Harris và Aaron Sojourner của Viện Brookings, một tổ chức tư vấn, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa dữ liệu kinh tế và chỉ số tâm lý tin tức kinh tế. Kể từ năm 2021, chỉ số tâm lý tin tức, giống như chỉ số tâm lý người tiêu dùng, xấu hơn mong đợi. Và đó có thể chỉ là bề nổi. Chỉ số tình cảm-tin tức do chi nhánh Cục Dự trữ Liên bang ở San Francisco tạo ra, dựa trên các bài báo kinh tế trên các tờ báo lớn của Mỹ. Việc họ buông lời cay độc có xu hướng lan truyền trên các nền tảng truyền thông xã hội và thành kiến tiêu cực ngày càng rõ rệt.

Lời biện hộ cuối cùng là do một khoảng thời gian dài giữa quá trình phục hồi sau đại dịch và nền kinh tế cảm xúc. Đó là một thời kỳ hỗn loạn. Kinh tế vô cùng bất ổn trong những năm Covid-19 (mất việc làm, trường học đóng cửa, phá sản và bệnh tật) đã gây thiệt hại cho con người. Nhiều người vẫn còn thất vọng trước cuộc chiến khốc liệt với lạm phát. Dù lạm phát đã ở mức vừa phải nhưng giá cả vẫn cao hơn gần 20% so với thời điểm ông Biden nhậm chức. Cú sốc về giá phải mất một thời gian để làm quen. Messrs Cummings và Mahoney ước tính rằng lạm phát tăng 10% sẽ làm giảm chỉ số tâm lý người tiêu dùng đi 35 điểm trong năm nó xảy ra, 16 điểm trong năm tiếp theo và 8 điểm vào năm sau đó.

Nếu coi đây là một mốc thời gian, người Mỹ có lẽ đã đi được nửa chặng đường để chấp nhận thực tại nơi mà giá cả cao hơn trước. Điều này cũng giúp thu nhập thực tế đã tăng trưởng trong những năm qua, cho phép họ phục hồi một phần sức mua đã mất. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng không ổn định, nhưng rõ ràng là nó đã chạm đáy vào giữa năm 2022 (ngay gần mức đỉnh điểm của lạm phát) và nó cũng đã tăng ổn định trong tháng 12, ngay cả khi chỉ số này vẫn ở mức thấp bởi những tiêu chuẩn lịch sử.

“Về mặt lý thuyết, trong trường hợp này nếu chúng ta có thể tiếp tục duy trì thị trường lao động thắt chặt trong khi giảm bớt lạm phát và tăng thu nhập thực tế, thì chỉ số tâm lý có thể được cải thiện. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó đang dần xảy ra. Hiểu theo cách khác, tình hình kinh tế đang được cải thiện”, Jared Bernstein, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, cho biết.

Việt An
(Lược dịch)

SIU Review - số 144

Thông tin tuyển dụng