Trang chủ»Kinh tế»Những vấn đề kinh tế

Những vấn đề kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong việc thu hút vốn tư nhân cho các dự án thể thao, văn hóa

Thành phố Hồ Chí Minh vừa chấp thuận 23 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công-tư về thể thao và văn hóa, nhưng các chuyên gia lo ngại rằng các nhà đầu tư sẽ chần chừ trong việc hỗ trợ các dự án này.



Vở diễn ballet “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được trình diễn tại nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/6/2020 - Ảnh: VnExpress/Thanh Nguyen

Các dự án nhằm xây dựng, cải tiến hoặc nâng cấp các trung tâm biểu diễn nghệ thuật, rạp chiếu phim và cơ sở vật chất phục vụ mục đích thể thao, nhưng vẫn còn nhiều quan ngại nảy sinh về việc thu hút các nhà đầu tư tư nhân đối với những dự án này.

Tỷ lệ doanh thu - chi phí đối với các dự án nhà hát và sân vận động không đủ để cho các nhà đầu tư đổ tiền vào, ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (Tập đoàn thúc đẩy thương mại giữa Mỹ và các thành viên ASEAN) cho biết.

Ông Thành chỉ ra rằng tỷ lệ doanh thu - chi phí đối với các dự án nhà hát và sân vận động không đủ thu hút các nguồn đầu tư. Ông nhấn mạnh rằng, không như các quốc gia có nhiều nguồn đầu tư tư nhân, những quy định về giá tại Việt Nam đặt ra nhiều rủi ro lớn đối với các nhà đầu tư.

“Tại nhiều quốc gia, các dự án thể thao và văn hóa hầu hết được tài trợ bởi tư nhân, mô hình này đem lại nhiều lợi nhuận khổng lồ cho họ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các quy định về giá đối với những dự án này đặt ra nhiều rủi ro lớn đối với nhà đầu tư”, ông cho biết.

“Ở những quốc gia khác, chính phủ không thường xuyên đầu tư vào các dự án như trên, nhường chỗ cho tư nhân, giúp họ kiếm được nhiều tiền từ việc đó. Nhưng tại Việt Nam, các dự án này phải chịu những quy định về giá, gây ra một rủi ro lớn đối với các nhà đầu tư”, ông giải thích thêm.

Ông kết luận những yếu tố trên đã khiến cho các nhà đầu tư dè chừng các dự án đầu tư theo hình thức công-tư này.

Ông Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật Vietthink cho biết các nhà đầu tư miễn cưỡng tài trợ cho các nhà hát và sân vận động mới, khi xét đến tiềm năng lợi nhuận còn hạn chế chỉ từ việc bán vé.

Đồng tình với quan điểm này, ông Ngô Thanh Tùng từ Công ty Luật Quốc tế Việt Nam nhận định rằng tính chất phúc lợi xã hội của các dự án này đồng nghĩa với việc sẽ rất lâu các nhà đầu tư mới có lợi nhuận.

Việc phải có sự cho phép của nhà nước đã làm cho các dự án này mất đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đang trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, ông Tùng cho biết.

Ông Thành và ông Vinh đã đưa ra những phương án thay thế như khuyến khích đầu tư trong việc tái cải tiến đối với cơ sở vật chất có sẵn, đòi hỏi ít vốn ban đầu hơn, cho phép các khu vực tư nhân vận hành các cơ sở này để bảo trì và sử dụng tốt hơn.

Ông Karasawa Masayuki, đại diện văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, đề nghị chính quyền TP.HCM tìm hiểu các mô hình ngoài hình thức xây dựng - chuyển giao hiện nay.

Ông đề nghị xem xét mô hình xây dựng-vận hành-chuyển giao, trong đó các nhà đầu tư vận hành dự án trong một thời gian trước khi chuyển giao lại cho nhà nước, vì nó có thể mang lại nhiều ưu đãi hơn cho đầu tư tư nhân.

Việt An
(Lược dịch)

SIU Review - số 138

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán