Khái niệm “tự nhiên” của người Nhật là gốc rễ tư tưởng giáo huấn trẻ thuở nhỏ

Giáo sư Hirota Yosuke nghiên cứu các công trình của Kurahashi Sozo (1882-1955) và Nishida Kitaro (1870-1945) đã tìm hiểu tư tưởng người Nhật xưa ảnh hưởng thế nào đến cách giáo dục trẻ ngày nay.



Ảnh: pixabay.com

Từ lâu, những người quan tâm tới việc giáo dục và chăm sóc đầu đời cho trẻ tại Nhật Bản đã nhận ra tầm quan trọng của việc quan sát, trông nom cho trẻ phát triển. Quan điểm mimamoru (tạm dịch: dõi theo chăm sóc) bắt nguồn từ khái niệm “tự nhiên”, theo Giáo sư Hirota Yosuke tại Viện Văn học và Khoa học Nhân văn Sau đại học của Osaka Metropolitan University.

Tác phẩm của Kurahashi ảnh hưởng đáng kể đến quan điểm giáo dục trẻ đầu đời tại Nhật; còn Nishida lại là triết gia nổi tiếng sống cùng thời với Kurahashi.

Giới nghiên cứu văn chương từ xưa đã biết rõ “tự nhiên” trong tiếng Nhật mang hai nghĩa: tự nguyện hay “bắt nguồn từ bản thể”; và bộc phát hay “từ bên ngoài bản thể”. Theo Hirota, hai khía cạnh này được ứng dụng cả trong nền giáo dục Nhật Bản hiện đại.

Ông giải thích: “Triết lý giáo dục Nhật Bản trước nay luôn cân bằng giữa hành động theo ý chí và thuận theo ý chí bên ngoài bản thân.”

Với cách hiểu trên, Kurahashi phát triển lý thuyết dạy dỗ trẻ em (yūdō) như khai mở cho một dòng sông chảy theo hướng vốn dĩ nó sẽ chảy tới.

Qua bài báo, Giáo sư Hirota đã gắn kết lý thuyết giáo dục trẻ đầu đời nói trên với khái niệm “tự nhiên” trong truyền thống Nhật.

Huỳnh Trọng Nhân
(Lược dịch)