Sắc đẹp

Tiffany & Co. hành động nhằm cứu các rạn san hô ở Mauritius

Tọa lạc giữa Ấn Độ Dương, ngoài khơi Madagascar, là hòn đảo nhỏ bé mang tên Mauritius. Bao quanh hòn đảo tựa như chiếc vòng cổ là một trong những rạn san hô lớn nhất thế giới. Và giống như nhiều rạn san hô ở khắp mọi nơi trên thế giới, rạn san hô nơi đây đang bị đe dọa từ hiện tượng đại dương nóng lên. Trong vài thập kỷ qua, các bãi biển ở Mauritius đã bị thu hẹp 65 feet, gây thiệt hại cho các rạn san hô xung quanh.



Ảnh: MARTIN CROOK

Nơi đây cũng là nơi diễn ra hoạt động đánh bóng kim cương của Tiffany & Co. Những viên kim được vận chuyển bằng máy bay từ Antwerp và được hoàn thiện ngay tại đây. Tại đây, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra kim cương bằng kính hiển vi và đánh bóng chúng bằng một chiếc máy trông giống với máy ghi âm. Hòn đảo đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện kim cương, và một trong những mục tiêu của Quỹ Tiffany & Co., tổ chức từ thiện của hãng, là bảo vệ các rạn san hô và đa dạng sinh học biển tại đây. (Năm 2004, công ty đã ngừng kinh doanh đồ trang sức san hô vì vấn đề đạo đức. “Chúng tôi không nghĩ là có cách vừa giúp chúng tôi thu lợi nhuận từ các đồ trang sức làm bằng san hộ mà vẫn giữ được trách nhiệm với môi trường”, ông Andy Hart, phó chủ tịch cấp cao về chuỗi cung ứng kim cương và trang sức của hãng cho biết).



Bờ biển Mauritius nhìn từ trên cao - Ảnh: MARTIN CROOK

Các thợ kim hoàn từ lâu đã coi sự minh bạch và trách nhiệm xã hội là ưu tiên hàng đầu. Đầu năm nay, Sáng kiến Nguồn Kim cương được công bố, yêu cầu “các viên kim cương được đăng ký riêng lẻ” phải ghi chú rõ quốc gia xuất xứ (các viên kim cương từ 0,18 carat hoặc lớn hơn). Sáng kiến sẽ bao gồm cả những viên kim cương Tiffany True mới ra mắt, phần lớn được đánh bóng tại Mauritius.

Trong khi việc Tiffany cam kết bảo tồn rạn san hô của hòn đảo về lý thuyết được cho là không liên quan gì đến việc sản xuất kim cương của hãng, bà Anisa Kamadoli Costa, giám đốc phát triển bền vững của hãng, giải thích rằng tất cả đều có liên quan. Trong thâm tâm, người dân luôn muốn vùi dập mọi thứ: “Đây là vừa vấn đề môi trường; vừa là vấn đề xã hội. Thực sự, có rất ít vấn đề không thuộc cả hai phạm trù. Nếu chúng ta không chăm lo cho các đại dương, chúng ta đồng thời sẽ không thể chăm lo các cộng đồng địa phương dựa vào ngư nghiệp. Đó là chưa kể đến các loài động thực vật khác mà đại dương đang cưu mang. San hô được ví như là vườn ươm của các đại dương vì nó hỗ trợ hàng trăm ngàn loài”, bà giải thích. Sẽ không quá đáng khi cho rằng rằng gây thiệt hại tới các rạn san hô đồng nghĩa với việc gây thiệt hại đến tương lai của hòn đảo.



Kính hiển vi dùng để kiểm tra kim cương Tiffany - Ảnh: MARTIN CROOK

Năm 2000, năm Quỹ Tiffany & Co. được thành lập, Quỹ đã ủng hộ khoản tài trợ đầu tiên để hỗ trợ công tác bảo tồn san hô và biển. Kể từ đó đến nay, Quỹ đã trao hơn 20 triệu USD tiền tài trợ cho các quỹ bảo tồn. Như bà Kamadoli Costa đã chỉ ra, chỉ có 1% tổng số tiền tài trợ từ thiện cho môi trường được dùng cho các đại dương, mặc dù thực tế các đại dương chiếm ¾ bề mặt địa cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc làm mát hành tinh và lọc bỏ khí carbon.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán