James Cameron đã trích dẫn câu thoại nổi tiếng: “Tôi là vua của thế giới” khi “Titanic” thắng đề cử “Phim xuất sắc nhất” vào năm 1998. “Avatar: The Way of Water” - (tạm dịch: “Avatar: Dòng chảy của nước”) cuối cùng đã ra rạp sau 13 năm kể từ phần đầu tiên, cùng với “Aliens” - (tạm dịch: Quái vật không gian) và “Terminator 2: Judgment Day” - (tạm dịch: “Kẻ hủy diệt 2: Ngày phán xét”) nằm trong danh sách các phim do Cameron làm đạo diễn. Bộ phim giúp ông có thể danh chính ngôn thuận nhận danh hiệu vua của phim hậu truyện.
James Cameron và vợ tại buổi công chiếu “Avatar: Dòng chảy của nước” ở London - Ảnh: Lia Toby/Getty Images Europe/Getty Images
Những bộ phim trên ra mắt sau 7 năm kể từ khi bộ phim đầu tiên được công chiếu, và đều mở ra con đường cho loạt phim hậu truyện sau này. Trong mỗi phim, Cameron (người đã biên soạn và góp phần trong cả ba bộ phim), đã khéo léo mở rộng thay vì chỉ sao chép khuôn mẫu, có lẽ ấn tượng nhất là phim “Quái vật không gian” - dựa trên một bộ phim do Ridley Scott làm đạo diễn.
Sau bối cảnh “ngôi nhà bị ám ngoài vũ trụ” của phim “Quái vật không gian”, phần tiếp theo kể về người lính thủy quân lục chiến tham gia một trận chiến mạo hiểm, trận chiến còn giới thiệu mối liên hệ phức tạp giữa các sinh vật ngoài hành tinh. Cameron đã sửa đổi công thức tương tự cho phim “Ngày phán xét” bằng việc biến nhân vật phản diện thành anh hùng, tạo ra một đối thủ mới cho người máy có câu cửa miệng quen thuộc do Arnold Schwarzenegger thủ vai.
“Kẻ hủy diệt 2” cũng đánh dấu bước nhảy vọt của thế giới bởi các hiệu ứng hình ảnh được phục dựng bằng máy tính với việc robot có thể biến đổi hình dạng như chất lỏng, đây cũng là nền tảng cho “Jurassic Park” - (tạm dịch: Công viên kỷ Jura) và sự bùng nổ công nghệ về sau. “Avatar” cũng tận dụng khuynh hướng mới đó, và “Dòng chảy của nước” lại một lần nữa tạo đột phá cho ngành làm phim kỹ thuật số.
Stan Winston, nhà sáng tạo hiệu ứng hóa trang đặc biệt trong phim “Kẻ hủy diệt 2” và vô vàn phim khác, trong buổi họp báo, khi nói về phim “Ngày phán xét”, ông cho biết: “James Cameron là người tiên phong trong lĩnh vực này”. Buổi họp báo trùng với kỷ niệm 25 năm ra mắt phim này.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với phóng viên Chicago, Cameron đã cho biết phương thức làm phim của ông theo cách dễ hiểu nhất “Bạn đem đến cho người xem sự thoải mái đã có từ phần trước, nhưng chúng sẽ bị xáo trộn theo cách mà khán giả không ngờ tới”.
Ông đơn giản hóa bộ phim của mình mà không quên tiêu chí “Bạn mang đến người xem cái mà họ đã rất thích”.
Lấy ví dụ về trường hợp của phim “Quái vật không gian”, đây là một phép thử, một lời nhắc nhở to lớn, một viễn cảnh đau lòng khi nhân vật bị biến thành vật chủ của quái vật. Tuy nhiên, bộ phim vẫn thiên về yếu tố kinh dị gay cấn hơn là kinh dị đơn thuần, với nhân vật Ripley do Sigourney Weaver thủ vai, không chỉ là một anh hùng mà còn là một người phụ nữ can trường qua bản năng làm mẹ, đem đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc.
Bên cạnh những kỹ thuật hiện đại, cái thông minh của bộ phim “Avatar mới” là hình tượng gia đình của cặp đôi chính và những mối liên kết, bao gồm việc bọn trẻ cố gắng làm hài lòng người thân. Đồng thời giới thiệu về gia tộc mới với các nét đặc trưng văn hóa và tập tục thích nghi riêng.
Khi bất kỳ một bộ phim hậu truyện nào, thì phải ngầm chấp nhận rằng, chưa nói đến tính sáng tạo, thì tính nghệ thuật cũng đã là một bài toán khó. Trong ngành công nghiệp giải trí, khi phải đối mặt với vô vàn lựa chọn, việc bám chặt vào những yếu tố quen thuộc và có sẵn từ trước là điều không thể tránh khỏi.
Cameron hiểu những mối liên kết đó, nhưng ông không ngủ quên trên chiến thắng và cũng không xem các phần phim sau như sản phẩm người tiêu dùng.
Những thành tựu trên có thể không khiến ông trở thành ông vua của mọi thứ, nhưng theo góc nhìn của Hollywood, đây đã là đẳng cấp hoàng gia.
Việt An
(Lược dịch)