Trang chủ»Kinh tế»Tài chính - Thương mại

Tài chính - Thương mại

Ngành Nông nghiệp nhắm đến mục tiêu xuất khẩu trị giá 41 tỷ USD

Mặc dù COVID-19 đã cản trở xuất khẩu, ngành nông nghiệp vẫn tự tin đạt được mục tiêu xuất khẩu trong năm nay là hơn 41 tỷ USD.



Nông dân ở tỉnh Bắc Giang thu hoạch vải đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu sang Nhật Bản - Ảnh: vietnamnet.vn/

Sự bùng phát của vi-rút Corona đã tạo ra những trở ngại cho sản xuất và giao dịch, trong khi thiên tai nghiêm trọng như hạn hán và xâm nhập mặn, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với dịch bệnh động thực vật đặt ra thêm thách thức cho ngành trong năm nay.

Hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đều giảm trong những tháng đầu năm 2020.

Đối mặt với thực tế đó, ngành nông nghiệp đã xây dựng những chính sách một cách linh hoạt để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay.

Nhờ vào điều đó, các mặt hàng xuất khẩu nông-lâm-ngư nghiệp được tiên đoán sẽ vượt chỉ tiêu 41 tỷ USD. Việc xuất khẩu sang gần 200 thị trường khác nhau, bao gồm những thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc, Việt Nam giành vị trí thứ hai ở Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới về xuất khẩu nông-lâm-ngư nghiệp, ông nói.

Ngành cũng đã tìm đường cho các loại trái cây khác nhau thâm nhập vào những thị trường mới, như vải thiều sang Nhật Bản và bưởi vào Chile.

Đáng chú ý, ông cho biết, gạo tiếp tục ghi nhận mức tăng mạnh về xuất khẩu. Đồng bằng sông Cửu Long - trung tâm nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, đã gặt hái một vụ mùa bội thu bất chấp đợt hạn hán lịch sử nhờ vào việc sắp xếp lại lịch mùa vụ. Nhu cầu lương thực tăng cao trong bối cảnh COVID-19 cũng tạo cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Nhu cầu mạnh mẽ từ nhiều thị trường khác nhau đã thúc đẩy làm tăng giá xuất khẩu của gạo lứt Việt Nam, với giá hiện giờ là 500 USD/tấn. Giao dịch thương mại tự do, đặc biệt là giao dịch thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), cũng sẵn sàng rộng mở cơ hội cho các loại thương phẩm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt kế hoạch triển khai EVFTA, Bộ đã xây dựng chương trình hành động cho ngành nông nghiệp.

Kết quả là, từ tháng đầu tiên khi hiệp định thương mại có hiệu lực vào tháng 8, tỷ lệ vận chuyển hàng hóa nông-lâm-ngư nghiệp sang EU đã tăng 15-17% so với năm trước, ông cho biết thêm rằng ngành đã chú trọng duy trì những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Xuất khẩu sản phẩm gỗ chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng xuất khẩu ra nước ngoài của ngành nông nghiệp nhưng không tránh khỏi tác động của đại dịch COVID-19.

Chủ tịch của Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), ông Đỗ Xuân Lập, nói rằng các doanh nghiệp đã cố gắng tìm kiếm những cách mới để đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch.

Không chỉ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng hay quảng bá hàng hóa tại các hội chợ, các doanh nghiệp còn nhanh chóng chuyển sang các nền tảng trực tuyến như Alibaba, Amazon. Họ cũng đã cố gắng trở nên liên kết với nhau hơn và cắt giảm sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài, theo ông Lập.

Ông kỳ vọng các sản phẩm lâm nghiệp sẽ có mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh nhất trong số tất cả các mặt hàng trong ngành nông nghiệp trong năm nay với doanh thu đạt 12,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán