Dữ liệu từ một nhóm thương mại ngân hàng cho thấy nợ toàn cầu đã đạt mức kỷ lục 312 nghìn tỷ USD vào cuối quý 2 năm 2024, phần nhiều do Mỹ mượn từ Trung Quốc, trong khi tỷ lệ nợ trọng điểm tại các thị trường mới nổi cũng vừa lập đỉnh mới.

Hàng loạt tờ 1 đô-la được sản xuất và buộc băng tại Cục Khắc và In ấn Hoa Kỳ hôm 14/11/2014 - Ảnh: Gary Cameron/Reuters
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) - tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính thương mại - hôm 25/9 cho biết nợ toàn cầu vừa tăng thêm 2,1 nghìn tỷ USD sau 6 tháng đầu năm 2024, lên 312 nghìn tỷ USD - con số kỷ lục sau khi dữ liệu cũ được điều chỉnh xuống. Trong báo cáo Giám sát Nợ Toàn cầu của mình, IIF gióng lên hồi chuông cảnh báo chính phủ Mỹ cứ tiếp tục đà vay mượn thì nợ sẽ lên đến 145 nghìn tỷ USD vào 2030 rồi 440 nghìn tỷ USD vào 2050.
Báo cáo có đoạn: “Trong khi Cục Dự trữ Liên bang (FED) đang trong kỳ nới lỏng, dự kiến sẽ đẩy nhanh tốc độ tích luỹ nợ toàn cầu, nhiều người vẫn quan ngại khi giới chính trị chưa có động thái nào giải quyết vấn đề nợ công ở cả nền kinh tế phát triển lẫn đang lên.”
Phần lớn khoản vay là dành cho công tác chuyển đổi năng lượng ứng phó biến đổi khí hậu, vốn được dự báo sẽ chiếm tới 1/3 lượng nợ tăng thêm vào năm 2050. Theo báo cáo: “Điều này kéo theo nhiều thách thức lớn, bởi nhiều chính phủ ngày càng trích một phần đáng kể doanh thu đổ vào khâu trả lãi suất.”
Quốc gia càng lớn, mượn càng nhiều
Không chỉ có Trung Quốc và Mỹ, Ấn Độ, Nga, và Thụy Điển cũng đối mặt với tình trạng nợ công tăng; trong khi một số quốc gia Châu Âu khác và Nhật Bản lại giảm nợ công, theo báo cáo.
Tỷ suất nợ toàn cầu so với GDP - chỉ số thể hiện khả năng thanh khoản so sánh với tổng sản phẩm quốc nội sản xuất ra - duy trì ổn định quanh mức 327-328%. Lượng sản phẩm đầu ra tăng nhờ lạm phát vượt dự kiến tại một số nền kinh tế lớn.
Tại các thị trường phát triển, tỷ suất trên rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2018. Nguyên do chính là các hộ gia đình hay doanh nghiệp phi tài chính mượn nợ. Ngược lại, ở các thị trường mới nổi, tỷ suất trên lại lập đỉnh 245%, tăng 25% so với thời kỳ phong toả vì Covid.
Huỳnh Trọng Nhân
(Lược dịch)