Trang chủ»Kinh tế»Tài chính - Thương mại

Tài chính - Thương mại

Thay đổi tài chính của bạn trong năm 2013

Đầu năm là thời gian tuyệt vời để làm mới lại nguồn tài chính cá nhân. Xem xét một số lời khuyên tài chính dưới đây, hãy kiên trì, kiểm soát và bạn có thể tiết kiệm các khoản chi và làm giàu thêm túi tiền của mình.

Tạo kế hoạch chi tiêu cho mỗi tháng

Bà Michelle Singletary - tác giả chuyên mục The Color of Money trên báo The Washington Post khuyên hãy tạo kế hoạch chi tiêu hàng tháng với các thông số nghiêm ngặt. Theo đó, không sử dụng thẻ tín dụng cho các mặt hàng không cần thiết. Bà cho hay “toàn bộ ý tưởng nhắm vào giảm thiểu tiêu thụ. Nếu bạn chỉ có 25 USD, bạn chỉ sẽ chi tiêu 25 USD.”

Tạo một quỹ “các việc phát sinh trong cuộc sống”

Mọi người đều cần phải có một quỹ khẩn cấp để nuôi sống mình từ 3 đến 12 tháng nếu đột ngột mất việc. Quỹ này cũng có thể dùng để chi trả những chi phí hàng ngày. Hãy bắt đầu tạo một quỹ “các việc phát sinh trong cuộc sống” với mục tiêu để dành từ 250 đến 2.000 USD để dùng vào các trường hợp khẩn cấp, ví dụ như xe hay máy móc hư hỏng.


Ăn ở nhà

Ăn ngoài tiêu tốn của nhiều người một khoản chi phí khá lớn. Thay vì đến nhà hàng, hãy bắt đầu tự nấu ăn ở nhà thường xuyên hơn. Nếu phải ra ngoài ăn, hãy tiết kiệm tiền bằng cách tránh các món khai vị hay đồ uống. Bà Singletary cho biết “nếu làm vậy, đối với một gia đình năm người có thể tiết kiệm được từ 10 đến 12 USD/lần. Nếu ăn ngoài hai lần/tháng, thì gia đình đó có thể tiết kiệm khoảng 25 USD để đưa vào quỹ “các việc phát sinh trong cuộc sống”.

Tạo một ngân sách

Singletary cho biết một ngân sách có thể cho bạn biết những gì bạn có thể và không thể làm. Bắt đầu với sổ theo dõi tiền bạn thu vào, chi tiêu và để dành tiết kiệm. Sau khi tính toán, số tiền đó phải bằng không - không có tiền sót lại.

Tiết kiệm nhiều hơn

Cứ mỗi lần có thêm tiền, chẳng hạn như một món quà sinh nhật hay tiền thưởng, hãy nhớ trích 10% bỏ vào tài khoản tiết kiệm chính của bạn. Tài khoản này không phải là quỹ khẩn cấp hay quỹ “các việc phát sinh trong cuộc sống”. Hướng dẫn chung là dành 33% đến 36% tiền lương để tiêu cho chi phí nhà ở. Bà Singletary cho biết “nếu bạn dùng 40% tiền lương cho chi phí nhà ở, bạn sẽ không thể tiết kiệm và đầu tư theo cách mà bạn cần.”

Suy nghĩ kỹ trước khi tiêu tiền

Bất cứ khi nào bạn đi mua sắm, hãy tự hỏi món hàng đang mua có phải là cái bạn muốn hay cần không. Hãy làm điều này đối với tất cả sản phẩm, từ các mặt hàng tạp hóa đến quần áo, và nếu nó không phải là một “món cần”, hãy đặt nó trở lại kệ.

Tạo các nhắc nhở

Thúc đẩy bản thân bằng cách ghi chú vào một mẩu giấy số tiền bạn cần để trả nợ hay cất vào quỹ khẩn cấp. Giữ ghi chú này trong ví để bất cứ khi nào bạn phải sử dụng tiền, bạn sẽ được nhắc nhở về mục tiêu của mình.

Tránh mua sắm

Hãy vững vàng trước những mánh lới quảng cáo bán hàng. Tất cả mọi người đều thích một món hời, nhưng ít người biết rằng nếu chúng ta chi tiêu, thì đó không phải là tiết kiệm. Mọi người khi mua một món hàng giảm giá thường nói “tôi đang tiết kiệm 50%”, nhưng bà Singletary cho hay “điều đó không phải là tiết kiệm... tiết kiệm là hành động cất tiền vào một tài khoản.”

Trần Hồng Điệp
Theo eHow

SIU Review - số 138

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán