Một nghiên cứu cho biết một loại vi-rút cúm mới được tìm thấy ở lợn Trung Quốc trở nên dễ lây nhiễm hơn đối với con người và cần được theo dõi chặt chẽ phòng trừ trường hợp nó sẽ trở thành “vi-rút gây đại dịch”, mặc dù các chuyên gia cho biết không có mối nguy hại nào sắp sửa xảy ra.
Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xem xét các vi-rút cúm được tìm thấy ở lợn từ năm 2011 đến 2018 - Ảnh: www.independent.ie
Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xem xét các vi-rút cúm được tìm thấy ở lợn từ năm 2011 đến 2018 và tìm thấy chủng cúm "G4" có nguồn gốc từ chủng H1N1. Nó có "tất cả các đặc trưng cần có của một ứng viên vi-rút có thể gây ra đại dịch", theo bài báo được xuất bản bởi tạp chí Hoa Kỳ, Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS).
Các công nhân trang trại lợn cũng có tỷ lệ vi-rút cúm trong máu tăng cao, các tác giả cho biết thêm rằng "cần theo dõi chặt chẽ trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là những công nhân trong ngành chăn nuôi lợn".
Nghiên cứu nhấn mạnh nguy cơ vi-rút vượt qua rào cản lây nhiễm qua động vật, mà còn có thể lấy nhiễm cho con người, đặc biệt là ở các khu vực đông dân cư ở Trung Quốc, nơi hàng triệu người sống gần các trang trại, cơ sở chăn nuôi, lò mổ và các khu chợ ẩm ướt.
Vi-rút Corona hiện nay đang càn quét thế giới, được cho là có nguồn gốc từ dơi móng ngựa ở phía Tây Nam Trung Quốc và có thể đã lây sang người qua một chợ hải sản ở thành phố trung tâm thành phố Vũ Hán, nơi lần đầu tiên vi-rút được xác định.
"Trung Quốc đang theo dõi sát sao các diễn biến liên quan đến vấn đề này. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của bất kỳ loại vi-rút nào", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian nói trong một cuộc họp báo thường nhật vào thứ Ba (ngày 30/6/2020).
Nghiên cứu của PNAS cho biết lợn được coi là "những chiếc nồi trộn" trọng yếu trong việc tạo ra loại vi-rút cúm đại dịch và kêu gọi "sự giám sát có hệ thống" về vấn đề này.
Trung Quốc đã có hành động chống lại sự bùng phát của dịch cúm gia cầm H1N1 năm 2009 là hạn chế các chuyến bay đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng và đưa hàng chục nghìn người vào vùng cách ly.
Loại vi-rút mới được xác định trong nghiên cứu này là sự tái tổ hợp của biến thể H1N1 năm 2009 và một chủng đã từng tìm thấy ở lợn.
Mặc dù nó có khả năng lây nhiễm cho con người, nhưng không có nguy cơ xảy ra đại dịch mới, ông Carl Bergstrom, nhà sinh vật học tại Đại học Washington cho biết.
"Không có bằng chứng nào cho thấy chủng G4 đang lưu hành trong cơ thể người, mặc dù đã có 5 năm phơi nhiễm rộng rãi. Đó là điều quan trọng cần ghi nhớ", ông nói trên Twitter.
Theo một thống kê của Reuters, hơn 10,3 triệu người đã được báo cáo là bị nhiễm vi-rút Corona mới trên toàn cầu và 504.269 người đã tử vong.
Theo Independent.ie