Trang chủ»Toàn cảnh thế giới

Toàn cảnh thế giới

Vì sao hồi kết của Arecibo lại là mất mát lớn của ngành thiên văn học?

Chiếc kính viễn vọng khổng lồ này có những tính năng đặc biệt không thể dễ dàng thay thế.



Vào ngày 1 tháng 12, bệ chứa các thiết bị thiên văn nặng 900 tấn lơ lửng trên kính viễn vọng Arecibo đã đâm xuống đĩa. Thảm họa đánh dấu sự kết thúc 57 năm hoạt động của Arecibo - một trong những kính viễn vọng vô tuyến hàng đầu thế giới - Ảnh: Ricardo Arduengo/AFP Via Getty Images

Edgard Rivera-Valentin đã từng đến thăm Đài quan sát Arecibo khi còn nhỏ.

“Tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác choáng ngợp ấy,” Rivera-Valentin nói. “Được nhìn thấy chiếc kính viễn vọng khổng lồ này… được nghe về những điều thú vị đang được thực hiện… điều đó đã để lại ấn tượng rất lớn trong tôi.” Năm đó, một công trình khoa học quan trọng được xây dựng ngay sau sân nhà ở quê hương Puerto Rico của Rivera-Valentin. Và một ngày nọ, Rivera-Valentin đã muốn được trở thành một phần của nơi đây.

Khi lớn lên, Rivera-Valentin đã quay trở lại đài quan sát để làm việc với vai trò là một nhà khoa học hành tinh. Anh đã dùng Arecibo để ghi lại hình dáng và chuyển động của những thiên thạch gần Trái Đất có thể gây nguy hiểm. Hiện nay, dù đang làm việc tại Viện Hành tinh và Mặt trăng tại Houston, Rivera-Valentin vẫn tiếp tục sử dụng những dữ liệu thu được từ Arecibo để nghiên cứu bề mặt các hành tinh. Do vậy, việc Arecibo bị cho ngừng hoạt động là một tin thật đáng buồn.

Vào tháng 8 và tháng 11, hai dây cáp giữ cho thiết bị thiên văn nặng 900 tấn lơ lửng phía trên đĩa của Arecibo bất ngờ bị đứt. Sau khi xem xét thiệt hại, Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science Foundation/NSF) - quỹ tài trợ của Arecibo - đã tuyên bố rằng không có cách nào để sửa chữa nó một cách an toàn và đài thiên văn này sẽ phải bị dỡ bỏ. Tuy nhiên, trước khi đến ngày dỡ, toàn bộ thiết bị treo đã rơi xuống phần đĩa phía dưới vào ngày 1 tháng 12.

Rivera-Valentin chia sẻ rằng, đối với Puerto Rico, mất đi Arecibo cũng giống như New York mất đi tòa nhà Empire State hay San Francisco mất đi Cầu Cổng Vàng vậy, nhưng hơn thế nữa, Arecibo không chỉ là một biểu tượng văn hóa - lịch sử, mà còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học rất phong phú.

Arecibo đã từng quan sát được những bước sóng vô tuyến bí ẩn phát ra từ không gian ngoài Hệ Mặt Trời, và sự phân bố các thiên hà khác nhau trong vũ trụ. Arecibo đã được sử dụng để tìm kiếm trí tuệ ngoài vũ trụ trong hàng thập kỷ, và cũng là nơi phát đi lời nhắn vô tuyến đầu tiên của loài người tới những sinh vật ngoài không gian vào năm 1974.

Độ cực nhạy của Arecibo đã góp phần nhiều vào việc phát hiện và nghiên cứu những vật thể khó tìm như các sao xung (pulsars). Khi sao xung xoay thật nhanh, chúng phát ra chùm tia vô tuyến xoay trong vũ trụ giống như đèn hải đăng. Từ Trái Đất nhìn lên chúng ta chỉ nhìn thấy chúng giống như đèn tín hiệu vô tuyến nhấp nháy liên tục.

Trước sự ra đi của Arecibo, cộng đồng thiên văn vô tuyến sẽ “phải nhìn lại xem Arecibo đã có những gì và phải cố gắng hết khả năng để thay thế những tính năng này với những thiết bị khác hiện có,” Beasley cho biết.

Tuy nhiên, có rất nhiều tính năng của Arecibo không thể thay thế được một cách dễ dàng.

Những ngày tháng quan sát bầu trời của Arecibo có lẽ đã chấm dứt, nhưng điều đó không có nghĩa là những dữ liệu thu về từ đài thiên văn này không còn có ích với khoa học nữa, Schmelz cho biết. Một số những khám phá thú vị nhất của thiên văn vô tuyến được lấy từ những dữ liệu được phân tích lại của kính thiên văn cũ. “Mọi người sẽ còn phân tích dữ liệu của Arecibo thêm nữa,” cô nói, “và hi vọng rằng chúng ta sẽ được thấy những kết quả nghiên cứu khoa học mới sau khi những dữ liệu này được phân tích và công bố.”

Theo ScienceNews

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán