Trang chủ»Văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là hội chứng rối loạn tâm trạng có đặc điểm là vắng bóng niềm vui, cùng với cảm xúc buồn bã kéo dài và chán ghét hoạt động.

Trong khi hầu hết mọi người trải nghiệm quá trình tụt cảm xúc một cách tự nhiên, bao gồm những cảm giác buồn bã và đau buồn, các triệu chứng lâm sàng của trầm cảm thường kéo dài ít nhất 2 tuần. Trong khi ảnh hưởng mà cái chết, sự mất mát hay bệnh tật có thể mang đến theo từng cơn, thì trầm cảm có thể thiếu nguyên nhân rõ ràng hoặc có vẻ không hợp lý về cường độ cảm xúc.

Căn bệnh này được xem là nguyên nhân gây thương tật hàng đầu trên thế giới, cứ 1 trong 10 người trải nghiệm hội chứng trầm cảm lâm sàng ít nhất 1 lần trong cuộc đời họ.

Bên cạnh việc làm giảm chất lượng sống của những người đang trải qua căn bệnh này, nó còn là gánh nặng về kinh tế với ước tính hơn 210 tỷ USD mỗi năm và làm gia tăng nhanh chóng nguy cơ tự tử. Điều này biến nó trở thành một căn bệnh nguy hiểm cần được chú ý.

Làm thế nào xác định bạn có bị trầm cảm hay không?

Những triệu chứng của trầm cảm có thể rất đa dạng và liên quan đến hoàn cảnh cá nhân. Hầu hết bệnh nhân được mô tả là có cảm giác giống như cái được gọi là Anhedonia (Hội chứng không niềm vui) - với triệu chứng đơ cảm xúc hay vắng bóng những niềm vui và cảm xúc hào hứng.

Trong những trường hợp nặng hơn, căn bệnh sẽ chuyển biến sang cảm xúc tuyệt vọng, đau buồn, hay thậm chí tội lỗi. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc tham gia vào các hoạt động, bao gồm cả công việc. Nó cũng có thể ảnh hưởng luôn cả khẩu vị, giấc ngủ, sự tập trung, và trong một vài trường hợp còn kèm theo những ý muốn tự làm tổn thương mình và tự sát.

Trong nhiều trường hợp, những triệu chứng thuộc về sinh lý như đau đầu hay các vấn đề tiêu hóa có thể xuất hiện. Việc phải trải qua bệnh trầm cảm có thể đặt con người trước nguy cơ mắc một số bệnh có vẻ không liên quan khác như bệnh tim hay nhiễm trùng.

Khi các triệu chứng như trên xuất hiện từ 2 tuần trở lên, bệnh nhân được khuyến khích tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ hay nói chuyện với chuyên gia.

Điều gì gây ra bệnh trầm cảm?

Cũng không lạ gì khi mọi người thảo luận về nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm và cho rằng nó là một dạng của sự mất cân bằng sinh hóa trong não. Trong khi những khiếm khuyết về cảm xúc như bệnh trầm cảm chủ yếu dựa vào sự khác biệt về mặt thể chất trong hệ thống thần kinh, câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi điều gì gây ra bệnh trầm cảm có lẽ phức tạp hơn thế.

Sự khác biệt về kích thước cũng như hoạt động tại những vùng cố định trên bộ não, ví dụ như hồi hải mã, cũng đóng vai trò trong một vài trường hợp. Nhưng đây chỉ là một phần nhỏ, trong sự đa dạng của mạng lưới kết nối xuyên suốt trong bộ não theo ngụ ý của nhiều nghiên cứu khác nhau.

Đối với nhiều người, gen di truyền cũng gần như góp phần vào việc phát triển bệnh trầm cảm, tuy nhiên tác nhân của môi trường - như công việc, chất gây nghiện và thuốc, hay phong cách sống - mới chính là nguyên nhân chính khiến cho bệnh trầm cảm được hình thành.

Trầm cảm có bao nhiêu loại?

Những dạng lâm sàng mãn tính của bệnh trầm cảm có thể được phân loại dựa trên các triệu chứng liên quan và các vấn đề trong cuộc sống. Ngày nay, bệnh trầm cảm lâm sàng được chẩn đoán ban đầu thông qua các bài kiểm tra về hành vi, mặc dù việc chẩn đoán chính xác có thể trở nên khó khăn hơn với sự phổ biến của một số bệnh lý kèm theo như rối loạn lưỡng cực.

Dysthymia (còn được gọi là chứng loạn tính khí hay chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng) là điều mà mọi người thường nghĩ đến khi họ cho rằng trầm cảm là một căn bệnh. Trong khi cường độ của các triệu chứng có sự khác biệt theo thời gian, dạng bệnh này lại chỉ được mô tả bởi một chẩn đoán có giá trị từ 2 năm trở lên. Rối loạn trầm cảm nặng có thể được chẩn đoán khi các dấu hiệu của chứng loạn trương lực cơ và các triệu chứng vận động xuất hiện như hôn mê kéo dài.

Các dạng rối loạn tâm thần của bệnh trầm cảm có liên quan đến những trải nghiệm về niềm tin hoặc ảo giác. Các giai đoạn trầm cảm có thể có chủ đề chi phối, liên quan đến cảm giác tội lỗi hoặc các dấu hiệu của bệnh khác.

Trầm cảm sau sinh là một giai đoạn tâm trạng tồi tệ, kiệt quệ và buồn bã liên quan đến việc mang thai và sinh nở, đến mức các bậc cha mẹ mới cảm thấy khó khăn khi chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc ở bên cạnh chúng.

Tương tự, rối loạn cảm xúc theo mùa cũng bị chi phối bởi thời gian của các triệu chứng trầm cảm, thường xảy ra trong những tháng mùa đông khi thiếu ánh sáng tự nhiên và giảm hoạt động ngoài trời. Liệu hình thức trầm cảm này có phản ánh đúng môi trường thực tế hay không vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.

Điều trị trầm cảm như thế nào?

Các phương pháp điều trị trầm cảm thường được thực hiện theo truyền thống dựa trên dược phẩm hoặc can thiệp tâm lý, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức. Thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục, tiếp xúc với ánh sáng trong giờ thức dậy hoặc giao tiếp xã hội, cũng có thể tạo ra sự khác biệt trong nhiều trường hợp.

Ta thường sử dụng kết hợp, tùy thuộc vào loại hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng và khả năng đáp ứng và sự sẵn sàng của bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị trong tương lai có thể bao gồm các hình thức kích thích từ tính tới mạng lưới thần kinh của não, các loại thuốc mới hoặc các dạng chất thức thần đã biết và các loại thuốc khác, như ketamine hoặc psilocybin, được sử dụng với số lượng có kiểm soát cùng với các liệu pháp truyền thống.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán