Thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như nền kinh tế nói chung, các sự kiện hiện tại, các quyết định pháp lý và nhận thức của các nhà đầu tư. Rất khó để phân loại và sắp xếp các yếu tố đang ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và những công ty đang hoạt động trong thị trường này. Bằng cách phân tích thị trường từ trên xuống, bạn có thể hiểu được mối tương quan giữa các yếu tố.
Ảnh minh họa: fastcoexist.com
Bức tranh toàn cảnh
1. Nhìn vào nền kinh tế để nắm bắt được bức tranh toàn cảnh bởi vì nền kinh tế là nền tảng cho thị trường chứng khoán. Hiểu về kinh tế vĩ mô, bạn sẽ nắm bắt được xu hướng của thị trường chứng khoán. Bắt đầu bằng cách theo dõi tốc độ tăng trưởng GDP để biết được tốc độ phát triển của nền kinh tế.
2. Tra cứu tỷ lệ lạm phát ở thời điểm hiện tại để biết một đồng USD ngày hôm nay sẽ có giá trị là bao nhiêu vào ngày mai. Lạm phát được theo dõi qua các chỉ số như chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất.
3. Nghiên cứu các dữ liệu kinh tế khác như thống kê tăng trưởng việc làm và các báo cáo của Cục dự trữ liên bang (FED). FED là cơ quan điều hành các ngân hàng, kiểm soát lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế cũng như có vai trò điều tiết mạnh mẽ trên thị trường, vì vậy nên liên tục theo dõi các báo cáo của FED.
4. Thường xuyên đọc báo để biết được những tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Hãy xem xét kỹ yếu tố chính trị và các sự kiện trên thế giới.
Tình hình hiện tại
5. Nhìn vào tình hình hiện tại của thị trường chứng khoán. Những chỉ số như Dow Jones Industrial Average hay the S&P 500 sẽ cho cái nhìn sơ lược về tình hình hiện tại của thị trường chứng khoán.
6. Xác định ngành công nghiệp nào đang đi lên và ngành nào đang đi xuống. Bên cạnh đó, tìm hiểu những công ty đang kinh doanh trái ngành với ngành nghề của họ. Đây là một đặc điểm độc đáo giúp phân tích thị trường.
Ảnh minh họa: intellifin.co.za
7. Tìm hiểu các nguồn tin tức tài chính sẽ rất hữu ích vì nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình hình hiện tại của thị trường.
Những nguyên tắc cơ bản
8. Chọn một công ty để nghiên cứu sâu. Có thể bạn sẽ tìm thấy một công ty hoạt động khác với các đối thủ cạnh tranh của nó và đây sẽ là mục tiêu tốt để phân tích thêm.
9. Tra cứu thông tin tài chính công khai của công ty. Xem bản báo cáo thường niên gần nhất hoặc báo cáo lợi nhuận hàng quý là rất cần thiết.
10. Bạn không thể so sánh các công ty khi nhìn vào tổng doanh thu nhưng nếu so sánh theo giá trị mỗi cổ phiếu thì việc so sánh sẽ trở nên dễ dàng hơn.
11. So sánh tốc độ tăng trưởng hàng quý bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm. Nếu một công ty tăng giá bán từ 1 USD lên 1,1 USD cho mỗi cổ phiếu vào năm ngoái, thì năm nay nó sẽ phải tăng hơn 0,1 USD trên mỗi cổ phiếu và tiếp tục tăng trưởng ở mức tương tự.
12. Xem chi tiết bảng cân đối kế toán của công ty. Đây là cách hiệu quả để so sánh sức mạnh tài chính của hai hoặc nhiều công ty.
Cách nhìn chuyên môn
13. Những phân tích chuyên môn cho thấy xu hướng tăng giảm giá cổ phiếu giúp bạn xác định khi nào nên mua hay bán cổ phiếu.
14. Thu thập biểu đồ hiển thị sự biến động giá cổ phiếu. Kiểm tra xem cổ phiếu của bạn thấp hơn hay cao hơn mức trung bình.
15. Những thông số chuyên môn sẽ giúp bạn hiểu về cổ phiếu của bạn tốt hơn.
16. Kiểm tra đồ thị cổ phiếu của bạn để nắm được các thông số mà bạn cho là hữu ích.
Trần Đình Phú
Theo ehow.com