Trang chủ»Du lịch»Di sản

Di sản

Bánh crepe kiểu Khmer ở Trà Vinh

Bánh crepe kiểu Khmer là món bánh ngọt được ưa chuộng ở một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Trà Vinh.



Ảnh: vietnamnet.vn

Người dân tộc Khmer ở Trà Vinh gọi loại bánh này là “Om Chiel”. Theo thời gian, tên của loại bánh này thay đổi theo cách mà nó được làm. Nếu người làm bánh cho bột qua rây, bánh được gọi là crepe “rây”. Trong khi đó, một số người gọi nó là bánh crepe lá dứa vì lá dứa được thêm vào để giúp tăng hương vị cho loại bánh này.

Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp, lá dứa, dừa nạo, đậu phộng và đường. Trước hết, gạo nếp được ngâm trong nước có pha nước lá dứa để nếp có màu xanh bắt mắt. Sau đó, hỗn hợp được xay nhuyễn.

Nhân bánh gồm có dừa nạo, đậu phộng rang rồi giã nhỏ và đường. Tất cả được xào cho đến khi mùi thơm tỏa ra.

Người làm bánh phải mất khoảng 2 phút để hoàn thành một chiếc bánh crepe. Họ rây bột gạo vào chảo đã được làm nóng trước đó. Sau một phút, nhân được thêm vào bánh crepe và tất cả được gói lại thành hình vuông hoặc hình lưỡi liềm. Các bước này phải được thực hiện càng nhanh càng tốt để đảm bảo hương vị đặc biệt của bánh.

Thực khách sẽ cảm nhận mùi thơm của lá dứa, vị ngọt của dừa nạo và vị béo của nếp và đậu phộng.

Bánh crepe kiểu Khmer được bán chủ yếu tại các quán ăn ở tỉnh Trà Vinh.

Vân Anh
(Lược dịch)

SIU Review - số 138

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán