Lâu đài Versailles được đưa vào danh sách Di sản thế giới gần 30 năm và là một trong những thành tựu to lớn nhất về nghệ thuật, kiến trúc Pháp thế kỉ 17.
Lâu đài Versailles - Ảnh: en.chateauversailles.fr
Trước đây, lâu đài là nơi nghỉ ngơi khi đi săn của vua Louis XIII, sau này con trai ông là vua Louis XIV đã xây dựng và mở rộng lâu đài cho vương triều vào năm 1682. Những vị vua sau này tiếp tục tôn tạo lâu đài cho đến Cách mạng Pháp.
Ngày nay, lâu đài có 2.300 phòng với diện tích trải dài lên đến 63,154 m2.
Ảnh: en.chateauversailles.fr
Vào năm 1789, cuộc Cách mạng Pháp diễn ra buộc vua Louis XVI phải rời Versailles đến Paris. Lâu đài chẳng còn là nơi lưu trú của hoàng gia và vai trò mới được thiết lập vào thế kỉ 19, nó trở thành Bảo tàng lịch sử Pháp năm 1837 dưới thời vua Louis-Philippe.
Các phòng của lâu đài trở thành nơi trưng bày nhiều bộ sưu tập và tác phẩm lưu dấu những sự kiện nổi bật và quan trọng của lịch sử nước Pháp. Những bộ sưu tập này tiếp tục mở rộng đến thế kỉ 20 dưới sự quản lý của nhà phụ trách xuất sắc là Pierre de Nolhac, cung điện đã tái khám phá được vai trò lịch sử của nó khi toàn bộ phần trung tâm được khôi phục lại với vẻ ngoài như là một nơi cư trú của hoàng gia trong chế độ cũ.
Ảnh: en.chateauversailles.fr
Lâu đài Versailles chưa bao giờ đóng vai trò là thành trì bảo vệ trong thời Trung Cổ. Bắt đầu từ thời Phục Hưng, thuật ngữ "chateau" được dùng để chỉ một nơi sang trọng ở nông thôn trái với một cung điện ở đô thị. Vì vậy, thông thường khi đề cập đến Louvre "Palais" là ở trung tâm Paris, còn "Château" của Versailles là ở ngoại ô. Versailles chỉ là một ngôi làng vào thời đó. Nó đã bị phá hủy vào năm 1673 để nhường chỗ cho thị trấn mới mà vua Louis XIV muốn tạo ra. Ngày nay lâu đài dường như khác xa với khu dân cư nông thôn một thời. Tuy nhiên, cuối khu vườn phía Tây của Versailles là những tài sản còn sót lại khi vẫn còn liền kề rừng và khu nông nghiệp.
Thanh Thiên
(Lược dịch)