Vào những năm đầu 1400, Machu Picchu được xây dựng như một khu phức hợp cung điện và đền thờ dành cho Hoàng đế Pachacuti (trong khoảng 1438 và 1472 theo lịch hiện tại). Tàn tích của tòa nhà đã được bảo quản rất tốt và là một ví dụ điển hình cho kiến trúc Ấn cổ.
Ảnh: www.eaglecreek.com
Cấu tạo nguyên thủy với bức tường đá khô được đánh bóng và mái nhà rợp lá. Đá Inca rất độc đáo, đặc biệt là các tảng đá lớn được đặt cẩn thận và vừa khít với nhau như một khối hoàn hảo phức tạp mà không cần vữa. Sự thật tòa cung điện vẫn đứng vững trong vùng động đất là chứng cứ rõ ràng cho kỹ thuật xây dựng tinh xảo.
Machu Picchu được xây dựng từ đá khai thác tại mỏ và những mảnh đá vụn từ những tảng đá lớn để xây nên các bậc thang và sân vườn, điều này giúp chúng chịu được độ thấm từ các cơn mưa mà không bị xói mòn nhiều.
Machu Picchu có hai khu vực chính: khu nông nghiệp và khu thành thị.
Khu thành thị được chia thành khu quý tộc hay còn gọi là khu đền thờ, và khu vực nhà kho của người dân. Có khoảng 200 tòa nhà được xây dựng tại các dãy nhà rộng lớn, trung tâm là một quảng trường công cộng lớn. Phía Tây của quảng trường là một tòa tháp được gọi là Torren, tòa tháp có chức năng như đài thiên văn (và tất nhiên là không có kính viễn vọng).
Một nơi thú vị khác là Đền Mặt Trời, Phòng Ba cửa sổ và tảng đá Inti Watana. Những nơi này chủ yếu đều dành cho vị thần của Inca, Inti, người có khả năng kết nối với Mặt Trời.
Inti Watana còn được gọi là “Cột trụ gắn liền với Mặt Trời”, là tảng đá dùng để đánh dấu vị trí của mặt trời trong ngày ngắn nhất của năm, ngày Đông chí. Các nhà nghiên cứu hiện đại tin rằng tảng đá còn đóng vai trò của một bộ lịch, như Vòng tròn đá của Anh (Stonehenge).
Inti Mach’ay là khu vực liên kết với thánh Inti tại Machu Picchu. Nó được xây dựng như một hang động giả, được thiết kế chỉ nhận được ánh sáng trong vài ngày của đông chí, khi buổi tiệc Mặt Trời hoàng gia được tổ chức. Các quý tộc trẻ sẽ bắt đầu tuổi trưởng thành bằng cách xỏ lỗ tai khi Mặt Trời mọc lên trên hang động.
Đế quốc Inca
Đế quốc Inca chủ yếu từ bộ tộc Quechua, có nguồn gốc từ ít nhất hai nhóm người phát triển và khai hóa, văn hóa người Chimu và Wari đã có vùng định cư thành thị và văn hóa buôn bán rộng lớn vào những năm 500 trước Công Nguyên. Vào giữa những năm 1400, người Inca tăng nhanh chóng từ số nhỏ, từ những người riêng lẻ trở thành đế quốc lớn nhất tại tiền Colombo Nam Mỹ. Với độ cao tại đây, Đế quốc Inca đã chiếm lấy vùng đất thứ ba ở Nam Mỹ và có số dân tới 16 triệu.
Đế quốc này là minh chứng của vòng đời ngắn ngủi. Khi Đế quốc chỉ mới thoát khỏi cuộc nội chiến khi hai anh em cùng cha khác mẹ (Atahualpa và Huascar) chiến đấu giành ngai vàng. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã gây nhiễm bệnh đậu mùa và người Incan đã giảm xuống. Machu Picchu bị bỏ rơi sau 100 năm xây dựng.
Người Tây Ban Nha nhanh chóng xâm lược và đặt tên mới cho khu vực là Peru. Họ đánh bại lực lượng người Incan trong cuộc chiến Cajamarca vào năm 1532 và giành quyền kiểm soát toàn bộ Đế quốc sau khi chiếm giữ pháo đài Vilcabamba vào năm 1572.
Hầu hết thủ đô cũ của Cuzco đều bị phá hủy và thay thế bằng các tòa nhà kiểu châu Âu với nỗ lực thay đổi hoàn toàn văn hóa và tín ngưỡng tại đây. Theo ghi chép, Tây Ban Nha đã không biết được sự tồn tại của các đền thờ cho tới khi chúng được phát hiện vào năm 1911.
Machu Picchu hiện tại
Có bằng chứng cho rằng người châu Âu đã nhận thức được sự tồn tại của Machu Picchu từ giữa tới cuối thế kỉ 19, tuy nhiên mãi cho tới năm 1911 Hiram Bingham, một người Mỹ đã công khai rộng rãi và thám hiểm kĩ hơn các tàn tích.
Chỉ đến năm 2007, Đại học Yale và Peru đã thỏa thuận về số mệnh của hơn 400.000 các món khảo cổ Bingham bị lấy đi từ đầu thế kỉ 20. Ban đầu, các món khảo cổ được trả lại Peru từ năm 1917 nhưng Yale đã tiếp tục sử dụng cho tới năm 2012 với lý do “Peru không có thiết bị để bảo quản chúng”. Các món đồ cổ hầu hết được đặt tại Đại học Quốc gia của San Antonio Abad Del Cusco's La Casa Concha, gần với trung tâm thực dân Cusco.
Peru công khai quyền bảo hộ lịch sử vào năm 1981. Hai năm sau Machu Picchu trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Và hiện tại, Machu Picchu đang được xem xét trở thành bảy kỳ quan thế giới mới. Machu Picchu thu hút gần nửa triệu khách du lịch mỗi năm nhưng điều này là nguyên nhân của rác thải và ô nhiễm có thể gây thiệt hại tới cấu trúc và môi trường nơi đây.
Thành phố gần nhất, Aguas Calientes phát triển mạnh mẽ nhờ vào du lịch và nhận nhiều chỉ trích khi có ý định làm đường giao thông để du khách có thể tới địa điểm dễ dàng. Gần đây, một cây cầu đã được xây dựng để khách du lịch đi ngang qua sông Vilcanota, dù nhận rất nhiều sự phản đối từ phiên tòa nhân dân Peru.
Năm 2008, Quỹ Di tích Thế giới công khai Machu Picchu là một trong 100 di sản gặp nhiều nguy hiểm nhất trên thế giới. Vào năm 2011, chỉ có 2.500 du khách được phép tới Machu Picchu trong 1 ngày và không nhiều hơn 400 du khách được phép vào khu pháo đài chính.
Đình Phú
(Lược dịch)