Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục trung học

Giáo dục trung học

Kết quả kiểm định PISA cho thấy học sinh Việt Nam giỏi kiến thức học thuật nhưng yếu kỹ năng mềm

Việc Việt Nam vắng mặt trong bảng xếp hạng PISA năm nay cho thấy thực trạng học sinh được trang bị đủ kiến thức học thuật, nhưng lại thiếu hụt kinh nghiệm và kỹ năng sống.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) cho biết nhìn chung học sinh Việt Nam đạt kết quả tổng thể tốt hơn so với những năm trước. Học sinh Việt Nam đạt 50 điểm trong mảng kỹ năng đọc hiểu, cao thứ 13 trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 19 điểm so với năm 2015.



Ảnh: vietnamnet.vn

Ở bộ môn toán, Việt Nam đạt 496 điểm, cao thứ 24. Trong khi đó, ở bộ khoa học, Việt Nam đạt 543 điểm, xếp thứ tư, cao hơn 8 bậc so với năm 2015.

Tuy nhiên, Việt Nam lại vắng mặt trong bảng xếp hạng PISA năm nay. Một trong những lý do được MOET nêu ra là sự khác biệt trong mô hình đánh giá giữa Việt Nam và các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).

Bà Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Quốc gia PISA Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đánh giá Chất lượng Giáo dục thuộc Cục Quản lý Chất lượng MOET, cho biết học sinh Việt Nam đã làm tốt những câu hỏi mà các nước OECD cảm thấy khó nhưng lại làm không tốt những câu hỏi mà các nước OECD thấy dễ.

Ví dụ, học sinh tại các nước OECD đánh giá các câu hỏi thuộc về kiến thức học thuật là “khó” hoặc “rất khó”, trong khi xem các câu hỏi về kinh nghiệm sống là “dễ”. Ngược lại, học sinh Việt Nam đánh giá các câu hỏi về kiến thức học thuật là “dễ” và các câu hỏi về kỹ năng sống là “khó”.

Các câu hỏi liên quan đến kinh nghiệm đi tàu điện ngầm, đầu tư tài chính và gọi điện thoại quốc tế bị đánh giá là khó đối với học sinh Việt Nam, nhưng rất dễ đối với học sinh từ các quốc gia khác.

Theo bà Hà, sự khác biệt về điều kiện kinh tế là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt trong các mô hình đánh giá của Việt Nam và các nước OECD khác.

Vì không phù hợp, OECD đã quyết định không đưa Việt Nam vào bảng xếp hạng năm nay vì họ muốn có thêm thời gian để tìm hiểu về tình hình thực tế tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Khánh Trung từ Emile Viet Education - một tổ chức giáo dục, cho rằng cần phải xem xét lại mục đích và cách thức giáo dục tại Việt Nam.

Ông Trung, người đã dành nhiều thời gian nghiên cứu giáo dục ở các nước phát triển, nhận thấy rằng mục đích giáo dục của các quốc gia rất rõ ràng - đào tạo học sinh trở thành những công dân độc lập có thể tự đứng trên đôi chân của mình.

Tại các trường mầm non, trẻ em ở các quốc gia này được trang bị kiến thức về kỹ năng sống để có thể tự bảo vệ bản thân và tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình.

Ở Việt Nam, sinh viên chủ yếu được dạy kiến thức học thuật ở trường.

Ông Hà nhận xét học sinh Việt Nam được trang bị kiến thức học thuật tại các trường phổ thông, nhưng khả năng áp dụng kiến thức vào cuộc sống của học sinh vẫn chưa tốt.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán