Trang chủ»Giáo dục

Giáo dục

Bí quyết giúp trẻ thông minh hơn

Những học sinh nhận thấy bản thân mình thông minh thường có xu hướng sôi nổi và kiên trì hơn trong học tập, từ đó mà các kết quả đạt được cũng khả quan hơn. Thành công nối tiếp thành công. Mặt khác, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một số em học sinh lại không muốn đến trường và sớm nghĩ rằng trường học không phải là nơi dành cho mình. Điều này dẫn đến kết quả học tập sa sút và gây nên những phản hồi tiêu cực.



Ảnh minh họa

Để cải thiện thành tích học tập cũng như lòng tự trọng, các em học sinh cần biết rằng trí thông minh là hoàn toàn có thể được rèn luyện và sự thành bại trên con đường học vấn là do chính các em quyết định. Phương pháp học tập thích ứng (adaptive learning) là một phương pháp hiện đại với chương trình học được thiết kế phù hợp với nhu cầu của từng người học.

Dưới đây là 5 cách mà phương pháp học tập thích ứng có thể giúp trẻ cải thiện trí thông minh của mình.

1. Tốc độ phản hồi

Bằng cách cung cấp các thông tin phản hồi ngay lập tức, phương pháp học tập thích ứng giúp làm giảm sự lo lắng liên quan đến học tập cũng như khuyến khích sự ôn luyện và phát triển liên tục. Phương pháp này có thể giúp người học kiểm soát được khả năng của mình.

2. Hướng đến mục tiêu

Bằng cách cho phép học sinh tập trung vào những gì cần thiết nhất, phương pháp này giúp các em tối đa hóa tiềm năng của mình, khuyến khích các em khai thác triệt để những động lực một cách có chiều sâu và thiết thực. Những thông tin phản hồi đưa ra bám sát vào công việc được hoàn thành, không phản hồi một cách mơ hồ. Từ đó, giúp các em nhận thức đúng về khả năng của mình, hiểu được giá trị của sự nỗ lực và biết rằng trí thông minh là hoàn toàn có thể được rèn luyện theo thời gian.

3. Linh hoạt

Sau khi khám phá cách học tốt nhất của mỗi học sinh, hệ thống thích ứng sẽ cho các em xem một đoạn video, một biểu đồ và một bài tiểu luận khác có cùng chủ đề, giúp học sinh khắc phục những điểm yếu, khơi gợi trí tò mò, tạo những ảnh hưởng tích cực đến các trải nghiệm học tập của các em. Tất cả những điều này nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong nhà trường cũng như ngăn chặn trường hợp các em chán học những môn mình cảm thấy không giỏi.

4. Tạo cơ hội giao tiếp hiệu quả

Phương pháp học tập thích ứng mang đến cho học sinh cơ hội phá vỡ sự ngăn cách giữa khái niệm “thông minh” và “ngu ngốc”. Thông qua phương pháp học tập này, giáo viên có thể sử dụng những dữ liệu về hiệu suất, phong cách học tập và sở thích để tạo ra những nhóm học sinh có thể giúp đỡ nhau trong học tập.

5. Cải thiện khả năng tự nhận thức

Khả năng tự nhận thức cho phép các em đứng lên từ thất bại, giúp các em hiểu rằng kết quả không tốt không thể chứng minh là các em bất tài mà đó chỉ là một sai lầm nhất thời. Trong khi việc phát triển khả năng tự nhận thức là một “phó phẩm” tất yếu của quá trình học tập, thì phương pháp học tập thích ứng có thể giúp khơi gợi và đẩy nhanh quá trình nhận thức trên bằng cách đưa ra những phản hồi phù hợp với phong cách học tập riêng của mỗi người.

Hoàng Thy
Theo knewton.com

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán