Chính quyền nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đồng loạt ra quân ‘thanh lọc’ và gửi thông báo với mục tiêu phát hiện những doanh nghiệp “ma”.
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh: english.vietnamnet.vn
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu nhà đầu tư không liên hệ với cơ quan đã cấp phép đầu tư cho mình trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông báo, dự án của họ sẽ bị chấm dứt hoạt động tại Việt Nam và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vào nửa đầu tháng năm, các cơ quan quản lý nhà nước đã phát đi hàng loạt các thông báo cho các nhà đầu tư của các dự án ngừng hoạt động lâu năm.
Các dự án đã được đăng ký bởi các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines.
Các doanh nghiệp gồm Weita (Samoa), Ventron Technologies Vietnam (Mỹ), Thermatex Vietnam (liên doanh với nhà đầu tư đến từ Úc), Caravans (Úc), Taa Wieu (Đài Loan), Korvet (Hàn Quốc), Hi Shui (Đài Loan) , C&N (Philippines) và Maxrob (Mỹ).
Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên kiểm tra việc thực hiện những dự án đã đăng ký trên địa bàn thành phố để thu hồi giấy phép các dự án không triển khai theo cam kết. Đến nay, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã bãi bỏ 577 dự án và giảm diện tích sử dụng đất của 10 dự án.
Tháng 10 năm 2017, Ban Quản lý Khu công nghiệp Hòa Bình thông báo chủ đầu tư hai dự án là nhà máy bia Bia Tiệp và Khu công nghiệp Lạc Thịnh. Cả hai dự án đều được đăng ký bởi một nhà đầu tư - BTG Holding.
Nhà máy Bia Tiệp được nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tháng 10 năm 2012. Đây được biểu dương là thành tích to lớn của chính quyền tỉnh Hòa Bình trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dự án có vốn đầu tư được cấp phép lớn nhất tại địa phương lúc bấy giờ.
Theo dự án, BTG Holding sẽ xây dựng một nhà máy bia trị giá 86 triệu euro với công suất 190 triệu lít/năm. Bia sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Nhà đầu tư ước tính rằng những sản phẩm đầu tiên sẽ tung ra thị trường vào năm 2015. Sau đó, BTG Holding sẽ xây dựng nhà máy nhiệt điện trị giá 100 triệu euro và nhà máy sản xuất bộ phận xe hơi trị giá 200 triệu euro. Tuy nhiên, các dự án này vẫn chỉ ở trên giấy.
Một chuyên gia phân tích nhận xét, việc dẹp bỏ các dự án chỉ là ‘hình thức’, bởi thực tế, các dự án đã dừng hoạt động từ lâu.
Dự án Weita là một ví dụ, nó đã ngừng hoạt động vào tháng 8 năm 2004, công ty TNHH Ventron Technologies ngừng hoạt động vào tháng 8 năm 2010 và Thermatex ngừng hoạt động vào tháng 3 năm 2011. Có những dự án thậm chí ngừng hoạt động trong 14 -15 năm, thế nhưng “cái chết” của những dự án này chưa từng được công bố với công chúng.
Vân Anh
(Lược dịch)