Trang chủ»Kinh tế

Kinh tế

Cuộc chiến giao hàng thương mại điện tử tại Việt Nam đang ngày càng đắt đỏ

Người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam đang ngày càng thiếu kiên nhẫn, do đó, thúc đẩy cuộc chiến về tốc độ giao hàng.

Ngày 4 tháng 11 năm 2019, Shopee bất ngờ công bố gói dịch vụ ưu đãi. Theo đó, tất cả khách hàng mua bất kỳ sản phẩm nào trên Shopee và chọn Grab làm đơn vị giao hàng sẽ được miễn phí giao hàng theo chính sách của Shopee cũng như được hưởng gói ưu đãi của Grab, với giá trị lên tới 200.000 đồng. Chương trình được áp dụng cho cả người bán và người mua ở một số quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc giao hàng sẽ được thực hiện trong vòng một giờ đồng hồ.



Ảnh: vietnamnet.vn

Đây không phải là lần đầu tiên Grab bắt tay với các sàn giao dịch điện tử để thu hút khách hàng. Vào tháng 10 năm 2018, Sendo cũng đã bắt tay với GrabExpress nhằm cung cấp gói dịch vụ chuyển phát nhanh tại TPHCM, hứa hẹn giao hàng trong vòng 3 giờ.

Sau đó, vào đầu tháng 2, nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, Sapo, cũng chính thức tích hợp với GrabExpress - công ty hiện đang hoạt động trong mảng dịch vụ giao hàng.

Ông Nguyễn Ngọc Trang, đại diện Grab Việt Nam cho biết, Grab đang phấn đấu trở thành một nền tảng siêu ứng dụng, chuyên cung cấp các dịch vụ quan trọng nhất trong đời sống hàng ngày, bao gồm vận chuyển, giao đồ ăn, giao hàng, thanh toán không dùng tiền mặt và hơn thế nữa.

Cuối tháng 5 vừa qua, Grab cũng đã bắt tay với VinID, tiến hành giao hàng thông qua ứng dụng Scan & Go.

Không giống như các thỏa thuận hợp tác trước đây, lần này Grab và Shopee quyết định “chơi lớn” khi hoạt động tại hai thị trường thương mại điện tử lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với cam kết thời gian giao hàng nhanh nhất.

Động thái mới nhất của Grab một lần nữa cho thấy tham vọng trở thành sàn thương mại B2B, với nguồn khách hàng của riêng mình.

Báo cáo năm 2018 của Google và Temasek cho thấy thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 35% trong năm 2015-2018 và tổng giá trị lên đến 2,8 tỷ USD (chỉ tính riêng tổng giá trị đơn hàng từ kênh B2C).

Dự kiến, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt tổng giá trí 10 tỷ USD vào năm 2020, Bộ Công Thương (MOIT) cho hay.

Thị trường dự kiến sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ trong năm 2018-2025 với CAGR đạt 27% nhờ sự phổ biến của Internet và điện thoại thông minh cũng như thế hệ người tiêu dùng mới, thích ứng nhanh với các công nghệ mới.

Đại diện của Google Đông Nam Á tại sự kiện Ngày thương mại điện tử 2019 cho biết, ngày càng có nhiều người Việt mua sắm trực tuyến. Theo Temasek, 3,2 triệu người Việt Nam đã bắt đầu mua sắm trực tuyến.

Google cũng cho hay người tiêu dùng Việt Nam nhìn chung rất tò mò, đòi hỏi cao về việc bán hàng, giao hàng và đang ngày càng thiếu kiên nhẫn.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)

1...41424344[45]  

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán