Du khách viếng thăm Kinh thành Huế với hai lý do: chiêm ngưỡng nét kiến trúc quyến rũ cổ xưa và nhìn lại lịch sử đất nước hình chữ S. Điều này tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là khi tòa thành được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cách đây hai thập kỷ.
Kinh thành Huế - Ảnh: tourindanang.com
Việc xây dựng thành phố hoàng gia Huế bắt đầu vào năm 1805 dưới triều đại vua Gia Long và được hoàn thành vào năm 1832 dưới thời vua Minh Mạng, trên bờ phía Bắc của sông Hương. Đó là một khu phức hợp khổng lồ có diện tích 520ha và bao gồm ba vòng thành lũy Kinh thành Huế, Hoàng thành và Tử Cẩm Thành.
Kinh thành Huế được xây dựng theo phong cách của kiến trúc sư người Pháp Vauban kết hợp với kiến trúc cung điện phương Đông. Vì vậy, để khám phá toàn bộ Kinh thành, khách du lịch phải mất đến nửa ngày.
Một trong những cổng của Hoàng thành vào sáng sớm - Ảnh: english.vietnamnet.vn
Điểm dừng đầu tiên là khu vực bên ngoài với thiết kế hình vuông, chu vi gần 10km, cao 6m, dày 21m, có 10 lối vào. Trên đỉnh của các bức tường, 24 pháo đài được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích phòng thủ. Ranh giới bên ngoài thành vẫn còn nguyên sau hai thế kỷ và vẫn giữ thiết kế ban đầu với gần 140 công trình lớn nhỏ đáng để khám phá.
Khu vực thứ hai là Hoàng thành, phần quan trọng nhất của Thành cổ, khởi công vào năm 1804 và được hoàn thành vào năm 1833, dưới thời vua Minh Mạng. Mỗi bên Thành cổ dài hơn 600m, được xây dựng bằng gạch cao 4m và dày 1m. Xung quanh tòa thành là hào bảo vệ.
Khung cảnh lãng mạn trên hồ Kim Thủy lúc hoàng hôn - Ảnh: english.vietnamnet.vn
Trong quá khứ, cổng Ngọ Môn chỉ dành riêng cho nhà vua. Hoàng thành có hơn 100 công trình kiến trúc hấp dẫn được chia thành nhiều phần như cổng Ngọ Môn và Cung điện Thái Hòa được sử dụng cho nhiều nghi lễ lớn, làm đền thờ của các vị vua dưới triều Nguyễn, văn phòng nội vụ với một kho lưu trữ các đồ vật quý giá… và Cung điện Khâm Văn và Vườn Cơ Hạ là nơi các hoàng tử học tập và vui chơi.
Đi qua Hoàng thành là Tử Cẩm Thành. Nằm bên trong khu phức hợp Hoàng thành, phía sau Cung điện, Tử Cấm Thành được phủ màu tím và là nơi dành cho Hoàng đế Gia Long và gia đình. Được xây dựng vào đầu năm 1803, ban đầu Tử Cấm Thành được đặt tên là Cung thành. Năm 1821, đổi tên thành Tử Cẩm Thành.
Toàn bộ khu vực bao gồm 50 công trình kiến trúc có kích thước khác nhau và 7 cổng ra vào. Đại Cung Môn (Cổng cung điện lớn) nằm ở phía trước dành cho các vị vua. Điện Cần Chánh là nơi Hoàng đế làm việc hàng ngày. Càn Thành và Khôn Thái là Cung điện riêng Vua và Hoàng hậu. Trong Kinh thành còn rất nhiều khu vực như Duyệt Thị Đường (Nhà hát Hoàng gia), Thượng Thiện (bếp nấu thức ăn của các vị vua), Thái Bình Lâu (phòng đọc sách của vua). Tất cả đều có giá trị kiến trúc tuyệt vời.
Kinh thành được trang trí với những ý tưởng lãng mạn với nhiều cây xanh khổng lồ và hồ nhỏ. Đặc biệt, khi viếng thăm Hoàng thành vào thời điểm hoàng hôn, bạn sẽ thấy màu vàng cổ kính của những bức tường dưới ánh vàng của những tia nắng mặt trời. Tất cả mang đến cho bạn cảm giác tĩnh lặng, bình an cùng với sự tự hào về lịch sử Việt Nam.
Đình Phú
(Lược dịch)