Bộ Giáo dục và Đào tạo không tham gia biên soạn sách giáo khoa

Các đại biểu Quốc hội đã phê duyệt đề xuất rút khỏi công tác biên soạn bộ sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET).

Theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chịu trách nhiệm biên soạn bộ sách giáo khoa mới. Bộ sách giáo khoa này sẽ được xem xét và đánh giá cùng với bộ sách giáo khoa do các tác giả khác biên soạn để xác định xem bộ sách giáo khoa nào đủ tiêu chuẩn để sử dụng.



Ảnh: vietnamnet.vn

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ vừa xin phép Quốc hội cho Bộ ngừng tham gia biên soạn sách giáo khoa. Bộ trưởng cho biết MOET đã tổ chức đấu thầu để chọn các chuyên gia biên soạn tham gia sách giáo khoa, nhưng không thể tuyển đủ số chuyên gia vì nhiều lý do.

Quyết định rút khỏi dự án biên soạn sách giáo khoa của Bộ rất được hoan nghênh.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, cho biết bản thân ông cũng rất ủng hộ việc xã hội hoá các hoạt động giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

Xã hội hóa là một thuật ngữ được sử dụng bởi các quan chức chính phủ Việt Nam về việc thực hiện các dự án, kế hoạch hoặc chiến lược huy động nguồn lực từ “toàn xã hội, toàn dân”.

Các dự án được phát triển nhờ “xã hội hóa được hiểu là những dự án được phát triển bởi các thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội, không được Nhà nước tài trợ”.

Ông Nhưỡng cho biết chính sách xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa đã thành công với 5 bộ sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 1 nay đã được kiểm nghiệm và phê duyệt xuất bản.

“Quá trình xã hội hóa vừa qua đã thu hút lượng lớn tri thức của nhiều nhà giáo dục. Nhiều nhà khoa học đầu ngành cũng như nhiều giáo viên giàu kinh nghiệm cũng đã tham gia quá trình biên soạn sách giáo khoa”, ông Nhưỡng đánh giá.

Nếu MOET cũng tham gia biên soạn sách giáo khoa, chất lượng của sách giáo khoa cũng như các tác giả tham gia biên soạn sẽ không rõ ràng.

“Nhưng nếu tất cả các chuyên gia hàng đầu đều tập trung trí tuệ vào biên soạn sách giáo khoa của họ thì còn đâu chuyên gia tham gia biên soạn sách giáo khoa cho MOET”, một vị đại biểu khác đặt câu hỏi.

Đại biểu Hồ Thị Minh thuộc đoàn đại biểu tỉnh Quảng Trị, cũng cho rằng chính sách xã hội hóa đã mang lại nhiều thành tựu ban đầu. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức và cá nhân trong việc biên soạn sách giáo khoa sẽ góp phần cải thiện chất lượng sách giáo khoa.

Quốc hội trong Nghị quyết 88 đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm biên soạn sách giáo khoa vì sợ rằng sẽ không có đơn vị nào tham gia biên soạn sách giáo khoa theo chương trình xã hội hóa hoặc sách giáo khoa do các đơn vị này thực hiện biên soạn sẽ không đạt chất lượng.

Tuy nhiên, vì đã có sẵn 5 bộ sách giáo khoa nên MOET cũng không cần thiết phải biên soạn thêm sách giáo khoa nữa.

Đại biểu Dương Trung Quốc thuộc đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai, cho biết nhà nước cần thiết lập chính sách hợp lý để khuyến khích các tác giả và nhà xuất bản sách giáo khoa đạt chất lượng cao với chi phí thấp nhất có thể.

Ngô Tuấn
(Lược dịch)