Thành phố Bagan (Pagan)

Địa điểm du lịch chính tại Myanmar là Bagan, thành phố từng là thủ đô của Myanmar và là một trong những di tích khảo cổ tiềm năng nhất Đông Nam Á. Thành phố Bagan tọa lạc trên bờ đông sông Ayeyawaddy. Ma thuật của Bagan khiến du khách tò mò và lôi cuốn họ viếng thăm Myanmar trong hơn 1.000 năm qua. Bagan có diện tích hơn 42 km2, thành phố có hơn 2.000 ngôi chùa và đền thờ được bảo trì tốt từ thế kỉ 11 và thế kỷ 13.



Ảnh: www.asiatouradvisor.com

Thành phố Bagan (trong quá khứ được viết là “Pagan”) tọa lạc tại trung tâm Myanmar (Burma) bên bờ của sông Ayeyarwaddy và cách Mandalay khoảng 90 dặm (145 km) về hướng Tây Nam. Bagan là cố đô của Myanmar.

Thành phố là trung tâm hành hương và có rất nhiều đền thờ Phật giáo đã được tu trì, trang trí lại và hiện đang hoạt động. Những tàn tích của những ngôi đền và chùa chiền khác trải dài trên một khu vực rộng lớn. Một trận động đất xảy ra vào ngày 08/7/1975 đã tiêu hủy nhiều công trình kiến trúc quan trọng nơi đây.

Tầm quan trọng của Pagan nằm ở di sản chứ không phải hiện trạng của thành phố. Thành phố được xây dựng vào khoảng năm 849 sau Công Nguyên và trở thành thủ đô của một vùng đất tương đương với lãnh thổ Myanmar hiện tại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Vào năm 1287, thành phố bị xâm lược bởi quân Mông Cổ và từ đó thành phố mất đi vị thế của nó mặc dù việc xây dựng các ngôi đền Phật giáo vẫn tiếp diễn.

Trong số những ngôi chùa ở Bagan, có 4 ngôi chùa nổi tiếng nhất vì đặc trưng riêng:

Dhu = Dhammayan (ngôi chùa đồ sộ nhất)

Nyan = Thabinnyu (ngôi chùa thông thái nhất)

Anu = Ananda (ngôi chùa chạm trổ nhất)

Thakho = Shwezigon (ngôi chùa quyền lực nhất)

Pagan xưa là một thành phố có thành trì và phía Đông thành phố nằm trên sông Ayeyarwaddy. Thành phố từng là trung tâm của vua chúa nhằm kiểm soát những khu vực đồng bằng màu mỡ và thống trị các thành phố Myanmar khác như Pegu. Từ bến cảng Thiripyissaya xuống tận sông, những tuyến giao thương đường thủy với Ấn Độ, Ceylon và các vùng khác của Đông Nam Á.

Những tường thành cũ của Pagan bao phủ một phần đáng kể thành phố hiện đại, có lẽ lúc ban đầu chúng được sử dụng để che chắn các tòa nhà hoàng gia, quý tộc, tôn giáo và quản trị. Dân chúng xưa ở thành phố được cho là sinh sống bên ngoài tường thành trong những căn nhà không vững chãi rất giống với những ngôi nhà mà cư dân hiện tại đang cư ngụ.

Thành phố được bao tường thành - là một pháo đài thiêng liêng của vua chúa. Chu vi của bức tường và phần đối diện sông được ước tính ở khoảng 2,5 dặm (4 km) và có một số bằng chứng chỉ ra rằng một phần ba tường đã bị cuốn trôi bởi lũ trên sông Ayeyarwaddy. Vì công trình được xây dựng chủ yếu bằng gạch nên phần điêu khắc được làm từ gạch, vữa và đất nung. Công trình còn đứng vững đầu tiên có lẽ là Nat Hlaung Gyaung từ thế kỷ 10.

Vào khoảng giữa những năm 500 tới 950, những người thuộc tộc Burman di cư từ phía Bắc vào cùng đất của những dân tộc khác; những người này đã cải sang đạo giáo Ấn Độ, đặc biệt là Phật giáo Mahayana của Bihar và Bengal. Dưới sự thống lĩnh của vua Anawrahta (trị vì từ năm 1044 cho đến năm 1077), những người Burman cuối cùng chinh phạt toàn bộ các bộ tộc trong vùng, trong số đó có người Mon, một tộc người trước đó thống trị phía Nam. Họ đưa hoàng gia, học giả và thợ thủ công Mon đến Pagan và biến thành phố thành thủ đô chính thức của phái Phật giáo Hinayana (Theravada) kế thừa từ Ceylon (Sri Lanka) vào khoảng năm 1506. Sự kiện này bắt đầu một giai đoạn thịnh vượng cho Pagan và truyền thống nghệ thuật của người Mon duy trì sự phát triển của thành phố.

Số lượng khổng lồ các tu viện và đền thờ được xây dựng và bảo quản trong 200 năm là minh chứng cho sự dồi dào của ngân khố hoàng gia và nỗ lực của một số lượng lớn nô lệ, dành cả cuộc đời để xây dựng từng công trình. Thành phố trở thành một trong những trung tâm quan trọng nhất của Phật học.

Trần Bảo Tâm Nhật
(Lược dịch)