Trang chủ»Văn học - Nghệ thuật

Văn học - Nghệ thuật

Bức tranh Giáo hoàng gào thét lần đầu tiên được trưng bày ở Triển lãm Gagosian

Bức tranh tăm tối vẽ tại Monaco vào năm 1946 này chỉ được phát hiện mới đây.



Bức tranh “Landscape with Pope/Dictator” của Francis Bacon - Ảnh: The Estate of Francis Bacon, DACS 2022

Bức tranh đầu tiên vẽ Giáo hoàng gào thét của Francis Bacon - vốn chưa từng được công bố trước đây - sẽ ra mắt tại bảo tàng mỹ thuật Gagosian ở London. Có tên gọi “Landscape with Pope/Dictator” (tạm dịch: “Tranh phong cảnh với Giáo hoàng/tên độc tài”), tác phẩm sẽ được trưng bày từ ngày 15/3 đến ngày 23/4.

Bức tranh vẽ một tu sĩ đội nón biretta đặc trưng, song lại mặc một bộ áo sơ-mi và thắt cà-vạt, kết hợp các yếu tố tôn giáo với những mặt tối của xã hội, lấy cảm hứng từ các tay độc tài phát-xít - một đối tượng mà Bacon thích vẽ.

Được biết, Bacon rất ngưỡng mộ các tác phẩm của Velázquez - hoạ sĩ hàng đầu dưới thời Vua Philip IV của Tây Ban Nha, sinh sống vào thế kỷ 17.

Được biết, một người tên Martin Harrison phát hiện ra tác phẩm này khi đang soạn lại tổng tập danh mục tranh của Bacon vào năm 2016. Theo thông tin ghi nhận được, tác phẩm này được mua tại xưởng vẽ của Bacon vào năm 1951, được trưng bày tại các bảo tàng ở Milan và Turin trước khi bán cho một nhà sưu tầm người Ý giấu tên. Gagosian thông báo hiện tại bức tranh không được chào bán.

Richard Calvocoressi, giám đốc Gagosian, có đưa ra thông báo: “Thật thú vị là một trong những tác phẩm quan trọng đầu tiên của Bacon giờ mới được tìm thấy. Ba bức khác cũng vẽ Giáo hoàng - hoàn thành vào các năm 1949, 1951, và 1965 - hiện tại đang được trưng bày tại Viện Hoàng gia ở London, là một phần trong triển lãm Francis Bacon: Man and Beast.”

Là một hoạ sĩ vô thần khá cực đoan, Bacon trong 20 năm đã hoàn thành 40 bức chân dung về các Giáo hoàng.

Huỳnh Trọng Nhân
(Lược dịch)

SIU Review - số 140

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán