Châu Á tiếp tục dựa vào hệ thống thực phẩm truyền thống cho hầu hết các nhu cầu của người dân trong khi các tập đoàn đa quốc gia, các công ty nước ngoài với các chuỗi siêu thị được mở ra trong thập kỷ qua đã có tác động lớn đến nông dân Châu Á và người tiêu dùng.
Thực phẩm được tiêu thụ ở Châu Á nhiều hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Châu Á hiện là thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới về thực phẩm bán lẻ và là điểm đến đầu tư ưa thích của ngành công nghiệp thực phẩm. Việc mở rộng các siêu thị ở Châu Á đang được thúc đẩy mạnh do tăng trưởng thu nhập và đô thị hóa nhanh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang tập trung vào từ đại siêu thị cho đến các cửa hàng tiện lợi. Các quy định thương mại và đầu tư khác nhau, vấn đề an toàn thực phẩm, các chuỗi phân phối thực phẩm đa quốc gia và các nhà sản xuất thực phẩm quy mô lớn đã làm xói mòn sự đa dạng thực phẩm.
Chính sự tác động của Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thỏa thuận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dẫn đến việc Trung Quốc không có chuỗi siêu thị nào năm 1989. Tuy nhiên, từ năm 1992 đến 2004 và nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành siêu thị của Trung Quốc đã tăng trưởng từ 30 - 40% mỗi năm, trở thành tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Tương tự Ấn Độ vào tháng 12/2013, bất chấp sự phản đối trong nước, quốc gia này vẫn ban hành các chính sách FDI mới cho phép các nhà bán lẻ nước ngoài sở hữu lên đến 51% vốn của các nhà bán lẻ trong nước và sở hữu 100% thương hiệu. Số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại đã tăng từ khoảng 200 cửa hàng vào năm 2005 lên đến 3.000 cửa hàng vào năm 2012. Nhật Bản với 5 chuỗi siêu thị hàng đầu là AEON, Ito-Yokado, UNY, Daiei, và Life Corp. đang xâm nhập hầu hết các nước Châu Á - trong đó có Việt Nam.
Tự do hóa đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các siêu thị ở Châu Á và đầu tư trong nước cũng tăng đáng kể. Ở Trung Quốc, các chuỗi siêu thị được mở rộng, sở hữu nhà nước cũng đã ra đời. Tại Nhật Bản, hầu hết các siêu thị hiện là nhà bán lẻ trong nước và đang mở rộng sang các nước khác. Từ năm 2007 đến 2011, số lượng các cửa hàng bán lẻ ở Indonesia đã tăng trưởng trung bình gần 2.000 cửa hàng mới mỗi năm và hiện nay có khoảng 18.152 cửa hàng hiện diện ở hầu hết các thành phố. Ở Ấn Độ, khu vực bán lẻ trong đó siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn do các công ty lớn của Ấn Độ đảm nhận và sự tăng trưởng này đi kèm với các quy định của quốc gia bên cạnh sự đầu tư lớn các đại siêu thị của nước ngoài.
Thị trường thực phẩm truyền thống mang đến sinh kế cho hàng triệu người ở nhiều nước Châu Á theo chuỗi phân phối từ các hộ nông dân nhỏ lẻ. Ở Indonesia, 12,5 triệu chuỗi cung cấp hàng hóa cho thị trường với 13.450 mặt hàng tươi sống, nông thủy sản… đã đăng ký trong nước. Các siêu thị có quan hệ trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của những người này. Việc cung ứng thực phẩm ngày càng tăng, và hàng triệu người phụ thuộc vào các thị trường này với các cửa hàng bán lẻ nhỏ với doanh thu ít hơn và đang yếu đi khi các đại siêu thị ồ ạt đổ vào Châu Á. Điều này giải thích tại sao người bán hàng rong, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ thành mục tiêu chỉ trích hàng đầu của tự do hóa FDI trong ngành bán lẻ ở Châu Á. Ở Ấn Độ, gần 40 triệu người vẫn sống nhờ vào bán hàng rong và buôn bán nhỏ. Tại Indonesia, những người bán hàng rong và buôn bán nhỏ đã đề nghị đóng cửa các cửa hàng tiện lợi và các chuỗi siêu thị nằm cách nhau ít hơn 3,5 km, và yêu cầu chính quyền địa phương hạn chế giờ mở cửa các chuỗi cửa hàng tiện lợi như 7- Eleven, Indomaret… hiện đang mở cửa 24 giờ/ngày.
Một chợ ở thành phố Manado, Sulawesi, Indonesia
Mỗi chuỗi siêu thị thường phân phối các sản phẩm chung cho tất cả các cửa hàng của mình trên toàn thế giới. Thực phẩm được cung cấp bởi các công ty xuyên quốc gia với số lượng lớn, chính xác theo những tiêu chuẩn được thiết lập bởi các siêu thị "từ nông trại đến bàn ăn". Trong khi các cơ sở buôn bán nhỏ ở Châu Á sử dụng thực phẩm địa phương của hàng triệu nông dân, ngư dân… như trái cây, rau quả, thịt, trứng và cá… từ chợ đầu mối, các nhà bán lẻ và hàng rong dựa trên các hệ thống khác nhau về thu mua và phân phối. Có rất ít chỗ cho những hộ nông dân nhỏ tham gia vào các chuỗi cung cấp siêu thị tích hợp. Một trong những vấn đề chính là các siêu thị đòi hỏi sự tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm mà người nông dân khó có điều kiện đáp ứng.
Rau quả tươi tại chợ Chowk Chandni Delhi, Ấn Độ
Chính phủ các nước ở Châu Á đang nỗ lực để đảm bảo rằng nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Nhưng các tiêu chuẩn này khó phù hợp với các hệ thống canh tác của hầu hết các hộ nông dân nhỏ. Các giải pháp thường được đề xuất bởi chính phủ và ngành công nghiệp thực phẩm là kết hợp để nông dân có thể tập trung vào GAP. Tuy nhiên, việc này thường gây mất kiểm soát quá trình tiếp thị, làm giảm giá trị và chậm trễ phân phối sản phẩm. Thực tế là ngay cả khi số lượng các chương trình nông nghiệp kết hợp ngày càng tăng, vẫn rất ít sản phẩm sản xuất từ hộ nông dân nhỏ đến được các siêu thị lớn. Các hiệp định thương mại đã trở thành cơ chế cốt lõi để mở rộng và thực thi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trên toàn thế giới.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), được thành lập năm 2015 đã mang lại nhiều lợi ích cho các siêu thị. AEC - gồm đầy đủ các nước Đông Nam Á - thực hiện năm yếu tố cốt lõi: dòng chảy tự do của hàng hóa, miễn phí dịch vụ, đầu tư, luân chuyển tự do vốn, và tự do lao động có tay nghề cao. Các siêu thị cung cấp mức giá chiết khấu trên một số loại thực phẩm, điều mà hầu hết người tiêu dùng không nhận ra. Các nhà bán lẻ toàn cầu sử dụng các cấu trúc sở hữu phức tạp để chuyển lợi nhuận của họ đến khu vực pháp lý với mức thuế suất doanh nghiệp thấp và che giấu những giá trị thực sự của hoạt động của mình từ cơ quan thuế. Các nhà bán lẻ toàn cầu còn tránh thuế bằng cách tăng phí các công ty con của mình về tài nguyên hoặc dịch vụ…
Một trong những thách thức quan trọng nhất mà Châu Á đang phải đối mặt hiện nay là làm thế nào để nuôi sống dân số đô thị ngày càng tăng. Chuỗi cung ứng thực phẩm tích hợp theo chiều dọc: liên kết sản xuất, chế biến, phân phối và bán lẻ trở nên cần thiết để đáp ứng các nhu cầu thay đổi. Hệ thống phân phối lương thực toàn cầu hiện nay là không bền vững và làm suy yếu chủ quyền lương thực. Việc mở rộng các siêu thị đặt những hộ nông dân nhỏ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm nông nghiệp từ các tập đoàn, tác động tiêu cực đến thị trường địa phương và cộng đồng. Khi ngày càng nhiều người ở Châu Á không còn chủ động sản xuất các thực phẩm của họ, đa dạng thực phẩm bị xói mòn và các siêu thị đạt được nhiều quyền lực hơn để xác định hệ thống thực phẩm, từ sản xuất đến các chuỗi phân phối và tiêu dùng.
Sự phát triển siêu thị không được xem như là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu dân số đang tăng lên ở Châu Á, mà nó được chuyển giao quyền kiểm soát và tiếp cận lương thực của hàng triệu hộ nông dân nhỏ, thợ thủ công, chợ thực phẩm địa phương, và người tiêu dùng về một số ít các công ty như CP, Aeon, Dairy Farm, Wal-Mart, và các nhà bán lẻ toàn cầu khác. Điều này ngày càng gây nguy hiểm đến đời sống của hàng trăm triệu người đang dựa vào lĩnh vực thực phẩm làm kế sinh nhai. Các mối đe dọa từ việc mở rộng của các nhà bán lẻ toàn cầu cũng ngày càng tăng. Chính phủ các nước Châu Á cần xây dựng các chiến lược và giải pháp thay thế cho mô hình siêu thị phân phối thực phẩm nhằm tăng cường hệ thống thực phẩm dựa trên xã hội, cộng đồng và công chúng, đảm bảo sự sống còn của các nhà sản xuất thực phẩm nhỏ và thị trường địa phương.
Trần Nguyễn
(Tổng hợp)