Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

5 bước cải thiện kỹ năng nghe

Sự khác nhau giữa nghe chủ động và nghe bị động: Tại sao nghe bị động không hiệu quả?

Nghe bị động là gì? Nghe bị động là khi bạn nghe nhưng không tập trung hoàn toàn sự chú ý của mình. Ví dụ bạn mở một chương trình radio hoặc nghe nhạc trong khi làm việc nhưng không quan tâm đến nội dung hay lời bài hát. Nghe bị động không hiệu quả vì trên cơ bản bạn không thực sự đang lắng nghe! Bạn thực ra đang bận làm việc, ngủ, hoặc suy tư hơn là thực sư nghe những âm thanh đang phát ra.

Tại sao cần phải nghe chủ động

Não bộ của bạn cần phải chú ý đến điều gì đó khi cần phải ghi nhớ chúng. Bằng cách chú ý và lặp lại nhiều lần, bạn đã gửi một thông điệp tới não bộ rằng có một điều quan trọng cần phải ghi nhớ. Điều này cũng được áp dụng cho việc học từ vựng cũng như kỹ năng nghe bao gồm, âm thanh, chất giọng, ngữ điệu.

Một lý do khác để luyện tập nghe chủ động đó là bạn cần làm quen với cách mà các từ được phát âm thế nào trong những ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ, người Mỹ thường phát âm cụm từ ‘What’s up?’ thành ‘Wassup?’

Phương pháp 5 bước:

Bước 1: Nghe – không đọc

Bước thứ nhất chỉ đơn giản là lắng nghe. Đừng đọc trước transcript hoặc đọc theo trong khi nghe. Điều quan trọng là bạn hiểu được bao nhiêu khi nghe ở bước này. Tất nhiên, trừ khi trình độ của bạn tương đối cao nếu không bước này sẽ khá khó đối với bạn. Thay vì nghe hiểu từng từ, hãy cố gắng nắm bắt ý chính của bài nghe.

Bước 2: Lặp lại

Chưa phải là lúc để đọc transcript đâu nhé. Nhiều bạn mắc lỗi vì xem transcript quá sớm. Hãy lặp lại lần nữa và cố gắng lắng nghe những từ hoặc cụm từ bạn đã bỏ lỡ ở lần một. Bây giờ bạn đã hình dung được đại ý của bài. Nếu bạn vẫn chưa tìm ra, đừng lo lắng, hãy ghi chú những từ khóa hoặc những cụm từ quan trọng. Ở bước này, hãy thực hành ít nhất ba lần nữa. Với mỗi lần nghe bạn sẽ hiểu thêm được một chút. Mục tiêu của bạn là hiểu được càng nhiều càng tốt trước khi bạn đọc bản dịch. Khi bạn cảm thấy không thể hiểu thêm nữa, hãy chuyển qua bước kế tiếp.

Bước 3: Đọc

Khi đọc transcript, hãy đoán nghĩa những từ mới, nếu không được, hãy tra từ điển. Sẽ có những từ bạn chưa gặp, hoặc bạn đã gặp nhưng không hiểu nghĩa. Một số từ bạn sẽ không nhận ra với tốc độ đọc của người bản xứ. Chú ý và lắng nghe kỹ những từ này khi bạn nghe lại lần sau.

Bước 4: Nghe lại với transcript

Khi bạn đã đọc qua transcript vài lần và tra cứu những từ mới, hãy nghe thêm vài lần nữa và đọc theo transcript. Cố gắng chú ý đến cách phát âm của những cụm từ. Nếu có quá nhiều từ mới hãy video ra thành nhiều đoạn và lặp lại thay vì lặp lại cả video.

Bước 5: Nghe lại không có transcript

Bước cuối cùng là quay trở lại nghe vài lần nữa mà không có transcript. Bạn sẽ thấy rằng mình có thể hiểu được gần như toàn bộ nội dung bài nghe. Sau vài ngày, bạn nên nghe lại lần nữa nếu có thời gian.

Tóm lại, không có phương pháp nào là thần kỳ để cải thiện kỹ năng nghe trong một sớm một chiều. Bạn cần thời gian, sự tập trung và nếu luyện tập đúng phương pháp, bạn có thể thu được những tiến bộ vượt bậc nhanh hơn mình nghĩ đấy!

Nguyễn Thị Kiều Trang
Giáo viên Tiếng Anh – Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán