Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Điều gì xảy ra khi trộn coca với sữa

Ngoài thành phần chính trong coca như carbon dioxide (CO2), đường, thì acid cũng là một thành phần quan trọng, cụ thể ở đây là acid phosphoric (H3PO4). Acid làm tăng độ sắc nét cho hương vị nền và nâng cao trải nghiệm bật tan cơn khát bằng cách kích thích việc tiết nước bọt. Acid cũng làm giảm độ pH, giúp bảo quản thức uống.

Cả coca và sữa đều có tính acid nhưng coca có tính acid hơn. Coca có độ pH trong khoảng từ 2.3 - 4.5 (xấp xỉ với giấm có pH ~ 2.4) do hàm lượng của acid phosphoric. Trong khi đó, sữa thì có độ pH “khiêm tốn” hơn, chỉ khoảng 6 hoặc 7 (gần như trung tính). Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, đồ uống này còn được phân vào nhóm “làm mòn nghiêm trọng” đối với răng của chúng ta. Một số nghiên cứu khác thì cho thấy rằng: hàm lượng acid phosphoric cao trong hầu hết các loại nước giải khát có thể làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương nếu như chúng ta không cung cấp đủ calcium trong chế độ ăn uống.

Theo lý thuyết hóa học, khi một chất có chứa acid tiếp xúc với một chất giàu protein như sữa, hỗn hợp sẽ bị vón cục. Vì vậy, khi coca được trộn với sữa, acid phosphoric bắt đầu làm đông sữa thành những cục nhỏ, những cục này chìm xuống đáy khi các phân tử phosphate liên kết với các phân tử calcium trong sữa. Phần còn lại trong chai sẽ nổi lên trên cùng vì nhẹ hơn, tricalcium phosphate Ca3(PO4)2 thì chìm xuống đáy chai, và mang theo hết màu của coca. Hydrogen còn sót lại từ các phân tử acid phosphoric sẽ được giải phóng dưới dạng khí (H2), và nổi lên trên cùng của chai theo như phản ứng:

3Ca + 2H3PO4 → Ca3(PO4)2 + 3H2

Vì vậy không nên vừa uống coca vừa uống sữa vì như thế thì sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, co thắt bao tử và nặng hơn là trào ngược dạ dày hoặc gây đau bụng trầm trọng.

Cao Thị Ngát
Giáo viên Hóa học - Trường Quốc tế Á Châu

123456789[10]...228  

SIU Review - số 137

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán