Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giải thích câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”

Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm để dự báo thời tiết thông qua câu tục ngữ:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”

Với khoa học hiện đại, câu tục ngữ này vẫn cho thấy nó vẫn rất phù hợp. Các bạn có biết tại sao không?

Chuồn chuồn có hai đôi cánh dài, mỏng và có các nan hút được không khí. Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí. Khi trời nắng, không khí khô ráo, nhiệt độ cao thì áp suất khí quyển thấp. Khi đó, cánh của chuồn chuồn nhẹ và áp suất khí quyển thấp nên chuồn chuồn dễ dàng bay lên cao. Trước lúc trời mưa, không khí có độ ẩm cao và nhiệt độ giảm xuống, lúc đó áp suất khí quyển tăng lên. Không khí ẩm đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng, làm tăng trọng lượng của cánh đồng thời áp suất khí quyển lớn tác dụng vào cánh chuồn chuồn khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.

Ngoài chuồn chuồn, một số loài côn trùng khác cũng có đặc tính giống như thế, ví dụ như chim én, mối, muỗi...

Nguyễn Thùy Linh
Giáo viên Vật lí - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán