Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Hiện tượng đêm trắng là gì

- Hiện tượng đêm trắng hay còn gọi là bạch dạ là những ngày có thời gian ban đêm (tại địa phương) có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp dù mặt trời đã lặn xuống dưới đường chân trời. Điều đó tương đương với việc thời gian ban đêm chỉ gồm hiện tượng tranh tối tranh sáng (hoàng hôn và bình minh).

- Một cách dễ hiểu hơn, đêm trắng là một đêm mà nó không hoàn toàn tối hẳn. Hoàng hôn sẽ kéo dài suốt cả thời gian đó. Sau đó, trời lại hửng sáng vào lúc bình minh. Không gian chiều tà cứ lơ lửng, giăng mắc khiến ta không cảm thấy sự hiện diện của ban đêm.

- Nguyên nhân của hiện tượng đêm trắng là do độ nghiêng của trục trái đất trên mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình vận động của trái đất quanh mặt trời sinh ra.

Ở Nga, hiện tượng đêm trắng diễn ra từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7. Thậm chí nó còn trở thành biểu tượng của quốc gia này. Tại các vĩ độ gần với vòng cực và ở phía ngoài của nó, người ta thường quan sát được hiện tượng này gần với thời điểm hạ chí tại mỗi bán cầu.

- Chính vì hiện tượng này, thành phố luôn tổ chức những lễ hội đặc sắc để chiêu đãi du khách thập phương cũng như nhân dân địa phương. Họ tự hào về hiện tượng này, vì vậy, nếu đi du lịch Nga thì đừng bỏ qua thời điểm này nhé!

Phạm Thị Phương Thảo
Giáo viên Địa lí - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán