Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Làm thế nào để vượt qua áp lực học tập?

1. Xác định yếu tố gây áp lực

Áp lực trong học tập và cuộc sống của mỗi chúng ta có thể xuất phát từ nhiều góc độ nhưng tựu trung lại có hai góc độ cần xem xét, đó là từ chính nội tại bản thân và từ tác động ngoại cảnh. Thứ nhất, tự mỗi người tạo ra áp lực cho chính mình. Ở trường hợp này có hai nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta có tình trạng sức khỏe kém nên thường sinh ra mệt mỏi, chán nản, khó tập trung và hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó, nguyên nhân xuất phát từ yếu tố tâm lý, chúng ta thường suy nghĩ tiêu cực, đặt quá nhiều kì vọng vượt xa khả năng thực tế, tự tạo ra áp lực cho bản thân, hoặc thường xuyên mất ngủ, sử dụng các thức uống, đồ ăn có chất kích thích,… Thứ hai, áp lực được tạo ra từ ngoại cảnh. Có rất nhiều tác nhân từ bên ngoài làm nảy sinh áp lực cho chúng ta như phải thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ốn, khói bụi; bất hòa với người thân, bạn bè; thời tiết thay đổi liên tục; áp lực từ môi trường học tập;…

2. Xác định mức độ ảnh hưởng của áp lực trong học tập

Áp lực nếu như duy trì lâu dài sẽ thường sinh ra những tác động tiêu cực đối với quá trình học tập của học sinh. Đó là khiến cho người học bị stress, gây ra tâm lý sợ trường, sợ lớp, làm giảm sút kết quả học tập. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, áp lực đôi khi là yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ trong học tập. Chẳng hạn, đặt ra đặt ra áp lực để tự nhắc nhở bản thân cố gắng hoàn thành; hoặc nhờ sự nhắc nhở thường xuyên từ ba mẹ mà mình có ý thức học tập tốt hơn. Như vậy, áp lực có cả ảnh hưởng tiêu cực lẫn ảnh hưởng tích cực đối với quá trình học tập. Do đó, xác định là phân loại mức độ ảnh hưởng của áp lực đối với học tập là rất cần thiết.

3. Đưa ra cách giải quyết áp lực

Sau khi xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của áp lực đối với học tập, chúng ta sẽ đưa ra giải pháp để giải quyết áp lực đó.

thời gian Thứ nhất, mỗi chúng ta tự sắp xếp lại chế độ sinh hoạt, học tập hợp lý, có xen kẽ với nghỉ ngơi, giải trí. Xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao đều đặn. Xác định lại mục tiêu thực tế, phù hợp với khả năng của bản thân và luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Thứ hai, nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nếu sau khi tự điều chỉnh mà bản thân vẫn không giải tỏa được áp lực thì chúng ta cần nhờ sự tư vấn, hỗ trợ từ gia đình, thầy cô, bạn bè, hoặc những chuyên gia tâm lý. Vì với góc độ của người ngoài cuộc thì việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề sẽ mang tính khách quan hơn, do đó họ sẽ đưa đến những lời khuyên hữu ích cho chúng ta.

Qua những chia sẻ trên đây, mong rằng sẽ giúp ích được cho các bạn học sinh giải tỏa được những áp lực và đạt được kết quả tốt hơn trong học tập.

Đoàn Thị Ngọc Nhi
Giáo viên Giáo dục công dân – Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán