Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Một bài thi nói kiểm tra những gì?

Thông thường trong phần thi theo cặp, giám khảo sẽ đánh giá 2 tiêu chí: khả năng hiểu biết và các yếu tố cần thiết trong kỹ năng nói:

1. Sự lưu loát và tính mạch lạc:

Không chỉ đơn thuần là nói hay phát âm, phần thi này kiểm tra khả năng trình bày quan điểm, ý kiến của thí sinh, thường theo dạng thuyết trình, miêu tả, giải thích, dự đoán hoặc đưa ra một quyết định.

Ở mức độ thấp, thí sinh hoàn toàn có thể có những khoảng dừng vài giây để tìm từ ngữ phù hợp cho ý mình cần nói. Ở mức độ cao hơn, thí sinh cần duy trì mức độ mạch lạc cần thiết của bài nói nhằm giúp người nghe luôn dễ dàng theo dõi thông qua đó thể hiện mức độ sử dụng ngôn ngữ tự nhiên: cách dừng hay ngập ngừng như người bản ngữ.

2. Khả năng tương tác:

Nhằm kiểm tra khả năng tham gia vào một cuộc hội thoại hay thảo luận. Phần này thường cần ít nhất hai người tham gia trình bày, chia sẻ quan điểm với người còn lại.

3. Ngữ pháp và từ vựng:

Ở mức độ thấp, thí sinh có thể sử dụng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp ở một mức nhất định, hạn chế lặp lại nhiều lần. Mức độ cao cấp đòi hỏi thí sinh sử dụng một lượng từ và cấu trúc nhiều hơn. Tùy vào ngữ cảnh mà cách chọn lọc từ khác nhau để diễn tả đúng nét nghĩa, quan điểm, thái độ của mình.

4. Phát âm:

Phát âm được đánh giá trong mọi kì thi nói, bất kể là chỉ từng âm đơn lẻ hay là dấu nhấn trọng âm, ngữ điệu. Do vậy thí sinh cần dành sự quan tâm đúng mức và nỗ lực trau dồi thêm để đạt kết quả như mong đợi.

Nguyễn Thị Ngọc Diện
Giáo viên tiếng Anh – Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán