Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Muối chì từng được người La Mã cổ đại dùng thay thế đường tạo độ ngọt cho thực phẩm

Vào thời kì cổ đại, chì là 1 trong 7 nguyên tố đã được phát hiện. Với đặc tính dễ uốn dẻo và chống chịu ăn mòn tốt, do đó chì được sử dụng trong rất nhiều thứ. Đĩa đựng đồ ăn, bình đựng nước, rượu được làm từ chì, đường ống nước chứa chì, thậm chí cả... quan tài cũng chưa chì trong đó. Chưa hết đâu, một cuốn sách nấu ăn mang tên Apicius roman có 450 công thức nấu ăn, trong đó có gần 100 công thức chứa chì acetat Pb(OCOCH₃)₂ - hay còn gọi là "đường chứa chì"

Tại thời điểm đó, sản lượng mía đường cũng như mật ong không đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu thụ của xã hội, trong khi sản lượng nho lại rất lớn, do đó người La Mã tập trung vào việc chưng cất đường từ nho. Điều thú vị là khi họ chưng cất đường nho trong nồi có chứa chì thì dạng siro đường thu được trở nên ngọt hơn hẳn, đó là bởi các ion acetate có mặt trong nho kết hợp với ion chì trong nồi tạo thành chì acetate. Đường chì có mùi vị thực sự ngọt ngào, do đó nó được sử dụng trong rất nhiều loại thức ăn và rượu khác nhau. Các quý tộc La Mã vốn nổi tiếng bởi khả năng "ăn thùng uống vại" của mình, điều hiển nhiên là họ cũng hấp thu một lượng lớn chì vào cơ thể và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mình mà không hề hay biết.

Nguyễn Như Mai Hương
Giáo viên Hóa học - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 135

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán