Trang chủ»Giáo dục»Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Giáo dục tích hợp theo chủ đề

Nhã nhạc cung đình Huế là gì?

Nhã Nhạc cung đình Huế là một loại hình âm nhạc mang tính bác học. Nhã Nhạc Việt Nam có tiến trình hình thành, phát triển khá rõ ràng, được ghi lại qua các triều đại Lý - Trần và nhiều thế hệ truyền thừa giữ gìn, phát triển, bổ sung, sáng tạo, ngày càng phong phú, tinh tế, đạt đến đỉnh cao vào triều đại nhà Nguyễn.

Nhã Nhạc cung đình có từ thế kỷ 13, các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, phát triển Nhã Nhạc như một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại. Cách thức diễn xướng của Nhã Nhạc rất chặt chẽ, mang tính thẩm mỹ rất cao, có thể phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời.

Nhã Nhạc Huế - di sản văn hoá âm nhạc “cổ điển bác học Việt Nam” cũng đã từng bị đe dọa nghiêm trọng khi xảy ra biến cố sụp đổ của triều đại nhà Nguyễn và tiếp theo là hơn 30 năm chiến tranh liên miên. Nói như vậy đúng về mặt khách quan, còn về mặt chủ quan, thực ra, vào cuối thời Nguyễn, chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là Đại nhạc (gồm trống, kèn, mõ, bồng, xập xõa) và Tiểu nhạc (trống bản, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn tam, ống địch, tam âm, phách tiền). Ngoài ra, từ Đồng Khánh đến Khải Định, Bảo Đại đều chuộng các dàn kèn đồng, Quân nhạc phương Tây, làm cho vai trò của Nhã Nhạc càng mờ nhạt thêm.

Nguyễn Thị An Vy
Giáo viên Âm nhạc - Trường Quốc tế Á Châu

SIU Review - số 131

Thông tin tuyển dụng

Thông tin cần biết

icon Giá vàng
icon Tỷ giá ngoại tệ
icon Chứng khoán